Nghiên cứu được thực hiện trên công nhân lái xe Bưu chính tại công ty Bưu chính và phát hành báo chí thuộc Hà Nội và các tỉnh được chọn và được chia làm 2 nhóm: nhóm chủ cứu là công nhân lái xe bưu chính; nhóm đối chứng là công nhân viện làm công tác hành chính tương ứng mọi điều kiện, nhưng không tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp của lái xe bưu chính. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu cắt ngang có so sánh.
Qua thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy có sự giảm sút có ý nghĩa thống kê của các chỉ tiêu tâm sinh lý của công nhân lái xe bưu chính ở trước ca so với sau ca lao động: trí nhớ từ 7,80±1,83 chữ số giảm còn 6,73±2,34 chữ số; chú ý từ 451,76±162,38 chữ cái giảm còn 329,35±169,47 chữ cái; thời gian phản xạ thính – vận động từ 266,90±37,50 ms kéo dài lên 278,65±39,43 ms; thời gian phản xạ thị - vận động từ 269,85±31,57 ms kéo dài lên 290,90±35,40 ms; tốc đọ xử lý thông tin từ 1,15±0,24 bit/s giảm còn 0,75±0,19 bit/s; sức bóp tay phải từ 50,80±7,05 kg giảm còn 47,30±4,85 kg; sức kéo thân từ 133,85±17,47 kg giảm còn 120,7±13,70 kg. Mức độ giảm sút các chỉ tiêu tâm sinh lý của công nhân lái xe Bưu chính lớn hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê; trong khi đó, các chỉ tiêu tâm sinh lý của nhóm đối chứng ở thời điểm sau ca cũng giảm sút hơn so với trước ca lao động, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu trên thể hiện sự mệt mỏi rõ ràng của công nhân lái xe Bưu chính trong quá trình lao động. |