Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (07/05/2013) ]
Đánh giá tác dụng của gây tê ngoài màng cứng bằng Levobupivacain kết hợp Fentanyl trên chuyển dạ ở sản phụ và thai nhi đẻ qua đường tự nhiên
Đề tài do tác giả Trần Thị Kiệm - Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng bằng Levobupivacain phối hợp với Fentanyl trên chuyển dạ ở sản phụ và thai nhi trong giảm đau đẻ qua đường tự nhiên.

Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, ứng dụng lâm sàng trên 60 sản phụ được giảm đau đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng (NMC) tại khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai từtháng 3/2010  đến tháng 10/2010.  

Qua thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy: đặc điểm chung: tuổi xấp xỉ 26; chiều cao, cân nặng, vị trí gây tê L3-4 là như nhau; trong giai đoạn II nhóm B có 1 ca chuyển dạ kéo dài do mẹ rặn yếu. Hai nhóm  đều có tỷ lệ  đẻ thường cao (nhóm B:84,4%, nhóm L: 93,8%), nhóm B có 2 trường hợp phải  đẻ foccep, nhóm L: 0. Giữa hai nhóm không có sự khác biệt về tần số tim thai và chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh. Nhóm B có 1 trường hợp Apgar 6  điểm do mẹ rặn yếu và 1 trường hợp tim thai chậm <100 lần/phút. Ở nhóm B gây giảm tần số và cường  độ cơn co nhiều hơn nhóm L,  khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). 

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã có một số kết luận như sau gây tê ngoài màng cứng bằng Levobupivacain phối hợp Fentanyl ít ảnh hưởng lên chuyển dạ và sơ sinh, tác dụng tốt cho các sản phụ  đẻ  đường tự nhiên, ít tác dụng ngoài ý muốn. 

Thuý Hằng
Theo TC Y học thực hành (860) – Số 3/2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->