Xã hội-Nhân văn
[ Đăng ngày (08/04/2013) ]
|
Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực của hỗn hợp Bupivacaine – Fentanyl qua catheter ngoài màng cứng
|
|
Nghiên cứu do tác giả Trần Thành Trung - Bệnh viện 74 Trung ương và tác giả Trịnh Văn Đồng - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực của hỗn hợp Bupivacaine – Fentanyl qua catheter ngoài màng cứng tại bệnh viện 74 Trung ương.
|
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực của hỗn hợp bupivacaine-fentanyl qua catheter ngoài màng cứng tại Bệnh viện 74 Trung ương trên 67 bệnh nhân theo 2 nhóm: Nhóm I gồm 32 bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng phương pháp truyền morphine đường tĩnh mạch do bệnh nhân tự điều khiển (PCA); nhóm II gồm 35 bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng phương pháp truyền liên tục hỗn hợp bupivacaine-fentanyl qua catheter ngoài màng cứng.
Qua thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy thời điểm T0, điểm VAS của cả 2 nhóm đều trên 6 điểm, Sau khi tiêm thuốc 15 phút, mức độ giảm đau của nhóm II giảm rõ rệt (VAS < 4 điểm) còn ở nhóm I, điểm VAS có giảm nhưng vẫn lớn hơn 4 điểm. Tại các thời điểm còn lại từ T0,30 đến T48, điểm VAS của 2 nhóm vẫn tiếp tục giảm có sự khác biệt so với thời điểm T0. Mặt khác, điểm VAS của nhóm II giảm nhiều hơn đáng kể so với nhóm I tại các thời điểm tương ứng. Khi bệnh nhân gắng sức (ho, thay đổi tư thế), điểm VAS gắng sức của nhóm I tại các thời điểm tuy có giảm nhưng vẫn > 4, còn ở nhóm II, từ thời điểm T1 trở đi, VAS gắng sức < 4 điểm, đặc biệt từ T6 đến T48 thì VAS gắng sức < 2 điểm. Như vậy, mặc dù đã được giảm đau nhưng ở nhóm I khi gắng sức bệnh nhân vẫn đau nhiều hơn nhóm II. Điều này cho thấy ở nhóm bệnh nhân sử dụng phương pháp dùng hỗn hợp bupivacaine-fentanyl qua catheter ngoài màng cứng cho hiệu quả giảm đau tốt hơn nhóm bệnh nhân được giảm đau bằng PCA morphine tĩnh mạch. Các tác dụng không mong muốn ở nhóm II thấp hơn so với nhóm I (p < 0.05). |
Thuý Hằng
Theo TC Y học thực hành (858) – Số 2/2013 |