Môi trường [ Đăng ngày (05/04/2013) ]
Công nghệ chế tạo vật liệu xúc tác và triển khai thiết bị sử dụng vật liệu ô xít hỗn hợp kích thước nanomet hệ Fe - Mn
Với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Vật liệu đã nghiên cứu thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu xúc tác và triển khai thiết bị sử dụng vật liệu ô xít hỗn hợp kích thước nanomet hệ Fe –Mn để hấp phụ sắt, mangan và asen trong nước sinh hoạt ở hộ gia đình”.

Công nghệ chế tạo vật liệu ô xít hỗn hợp kích thước nanomet hệ Fe-Mn

Phương pháp lựa chọn để điều chế oxit phức hợp Mn2O3 – Fe2O3 kích thước nanomet là phương pháp bốc hơi nhanh, nhiệt phân gel của polyvinyl alcohol với hỗn hợp mangan nitrat và sắt nitrat (Gel Precursor). Phương pháp này dựa trên sự tự  lan truyền nhiệt độ cao phát sinh trong quá trình phản ứng (Self Propagating High Temperature Synthesis Process) hay còn gọi là quá trình SHS hoặc quá trình tổng hợp đốt cháy (Combustion Synthesis) để thực hiện phản ứng.

Dung dịch Precursor là dung dịch muối của mangan nitrat và sắt nitrat có độ sạch tinh khiết, được trộn lẫn với một Polime tan được trong nước là polyvinyl alcohol (PVA) có công thức (-CH2 –CHOH-)n, độ sạch tinh khiết . Các hoá chất được lấy theo tỷ lượng mol giữa PVA với mangan và sắt được hoà tan trong một lượng nước thích hợp. Hỗn hợp dung dịch được gia nhiệt ở 70 – 80oC trên máy khuấy từ đến khi một gel trong suốt được hình thành. Tiếp theo là quá trình bốc hơi nhanh dung dịch nhớt PVA – (mangan nitrat và sắt) trong điều kiện khuấy liên tục ở nhiệt độ khoảng 100oC. Trong môi trường ôxy hoá mạnh, khối phản ứng tự bùng cháy và thu được một khối xốp.

Vật liệu nano hấp phụ sắt, mangan và asen

Để triển khai các thiết bị hấp phụ tách asen, sắt và mangan cần giải quyết bài toán công suất thích hợp và chất lượng nước sau xử lý hay nói cách khác là kích thước vật liệu đủ lớn để đảm bảo tốc độ dòng không gây tắc nghẽn dòng chảy. Cát thạch anh có kích thước hạt 0,5 – 1 mm là thích hợp và được lựa chọn cho sản xuất.

Hòa tan PVA vào nước ở 80oC đến khi tan hết tạo dung dịch trong suốt ở 80oC. Cho một lượng muối mangan nitrat và sắt nitrat (tỷ lệ Mn2+/Fe3+ = 1/1)  vào dung dịch để tạo gel (Mn + Fe) – PVA (với tỷ lệ (Mn + Fe)/PVA = 1/3), duy trì hỗn hợp ở pH = 4 và gia nhiệt ở 80oC trong 4 giờ. Cho 1 lượng cát thạch anh vào và khuấy liên tục. Sau đó xử lý nhiệt ở 550oC trong 4 giờ thu được sản phẩm là vật liệu oxit phức hợp Mn2O3/Fe2O3/cát thạch anh.

Sơ đồ tổng hợp vật liệu oxit phức hợp Mn2O3 – Fe2O3 trên cát thạch anh với công suất 10kg/mẻ.


 Khả năng hấp phụ sắt, mangan và asen trên vật liệu ô xít hỗn hợp kích thước nanomet hệ Fe – Mn.

Các nhà khoa học cũng đã chế tạo và triển khai lắp đặt 60 hệ thiết bị có chứa vật liệu nanomet để hấp phụ As, Fe, Mn trong nước sinh hoạt bị ô nhiễm của 60 hộ gia đình tại Bắc Giang và mang lại kết quả khả quan.

Vật liệu hấp phụ Mn2O3 – Fe2O3

Hệ thiết bị xử lý asen, sắt, mangan chứa vật liệu xúc tác

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần đề xuất một biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình.

Nguồn tin: Đào Ngọc Nhiệm, Viện Khoa học Vật liệu.

Thanh Hà
Theo Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->