Môi trường [ Đăng ngày (25/12/2012) ]
Biến nước sông Tô Lịch thành nước uống
Sau 10 năm nghiên cứu, Giáo sư Trần Hồng Côn, giảng viên hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đã ứng dụng thành công công nghệ hấp thụ chọn lọc để xử lý nước bẩn thành nước uống ngay.

Tiến sĩ Trần Hồng Côn lọc nước sông Tô Lịch thành nước uống. Ảnh: Đ.L. 

Bên bờ sông Tô Lịch, Giáo sư Côn lấy nước sông bẩn đục đưa vào máy lọc, những dòng nước tinh khiết từ từ chảy ra. Không chần chừ, ông đưa nước lên miệng uống. Một số người đứng xem ông làm buổi thực nghiệm hôm qua cũng uống thử.

"Tôi uống thấy bình thường, nước không hề có mùi gì", một phụ nữ uống và cho biết.

Theo Trần Hồng Côn, mục đích của ông là giúp những người dân sống ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, những nơi bị lũ lụt có đủ nước sạch để ăn uống... Do vậy, qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đưa ra công nghệ có thể lọc nước bất kỳ thành nước sạch để có thể uống trực tiếp được.

Giáo sư Côn cho biết, máy lọc nước được xếp 4 tầng lọc để chuyên xử lý kim loại nặng, chất hữu cơ và amoni, asen và tầng tiệt trùng. Trước đây, công nghệ tiệt trùng bằng clo hoặc tia cực tím khá phức tạp song hiện nay áp dụng công nghệ nano bạc để tiệt trùng.

Công nghệ hấp thụ chọn lọc là phương pháp phủ các nam châm kim loại có kích thước nano lên bề mặt vật liệu siêu rỗng tạo ra diện tích tiếp xúc cực lớn giữa các loại nam châm nano và các phân tử nước. Các chất độc hại được giữ chặt bằng lực liên kết của các phân tử, việc xử lý hoàn toàn không sử dụng các phản ứng hóa học, hóa chất nên tuyệt đối an toàn.

Ngoài ra, giáo sư Trần Hồng Côn còn áp dụng công nghệ diệt khuẩn bằng Nano Bạc đang ứng dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới. Nanosky sử dụng vật liệu siêu rỗng được phủ các hạt nano bạc có kích thước từ 10 tới 30nm. Khi dòng nước len lỏi qua lớp vật liệu này thì 99,99% vi khuẩn, vi rút trong nước sẽ bị tiêu diệt.

Ông Hà Anh Sơn, giám đốc một công ty chuyên ứng dụng công nghệ nano cho biết, dựa theo công nghệ mà GS. TS Trần Hồng Côn phát minh, đơn vị này đã thử nghiệm sản phẩm trong 3 năm, để đưa ra nguồn được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn nước đóng chai được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận. Đặc biệt máy lọc nước không cần chạy điện nên có thể áp dụng ở nhiều điều kiện địa hình.

Đoàn Loan
Theo http://vnexpress.net (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->