Đậu đen chứa nhiều sinh tố A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng với hàm lượng acid amin trong đậu rất cao. Đậu đen có tính hơi ô, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồ bổ cơ thể. Ăn đậu đen có thể chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, làm đẹp dung nhan cho phụ nữ; đo đó đậu đen được xem như loại thuốc bổ cho cả nam lẫn nữ. Ngoài ra, đậu có nhóm chất anthocyanidin có tác dụng kháng oxy hóa cao đề kháng bệnh ung thư, kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa. Một số món ăn thông dụng của đậu đen hằng ngày mang lại lợi ích cho sức khỏe:
.jpeg)
Ảnh minh họa
|
- Chè đậu đen thanh lọc: dùng 20-40gr mỗi ngày;
- Chè đậu đen, đại táo (30gr/mỗi loại) chữa suy nhược: dùng liên tục 3-4 ngày;
- Canh cá nhét nấu nhừ với 40gr đậu đen: chữa thiếu máu, thận suy, tai ù, thần kinh và suy nhược; dùng vài ngày sẽ thấy đầu ốc sáng suốt minh mẫn, cơ thể linh hoạt;
- Canh nước dừa đậu đen chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày;
- Canh đậu đen với tỏi chữa bệnh mệt mỏi, tiểu tiện bí táo;
- Đậu đen chế Hà thủ ô chữa tay chân mổi yếu, râu tóc bạc sớm, di tinh, …;
- Canh đậu đen, cúc hoa chữa nhức đầu hoa mắt say nắng mắt kém, …;
Đậu đen tuy bổ dưỡng nhưng chỉ thích hợp với người ở tạng nhiệt, nhưng với người thể hàn thì nên thêm vài lát gừng sẽ tốt hơn. Cần chú ý đậu đen sống rất khó hấp thu và tính lạnh nên cần nung nấu kỷ lưỡng, tránh bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. |