Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (10/12/2012) ]
Biện pháp công trình và việc xử lý nước thải trong chiến lược quản lý chất lượng nước đối với hệ thống thủy lợi vùng ven đô thị TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu do Ths.NCS. Trịnh Thị Long và Ths. Phạm Đức Nghĩa – Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam thực hiện nhằm ngăn ô nhiễm từ sông Vàm Thuật lan vào các kênh rạch, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời lấy nước sạch từ phía thượng lưu sông phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Ảnh minh họa

Tác giả đã nghiên cứu mô hình thủy lực có 7 biên lưu lượng tại Dầu Tiếng, Thị Tính, Rạch Tra, sông Vàm Thuật,... Tính nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt; tính mỗi ngày mỗi người dân đô thị sử dụng trung bình bao nhiêu lít nước và bao nhiêu lượng nước thải ra; tính tải lượng BOD tại các công trình dọc theo sông Vàm Thuật (chảy một chiều từ phía đồng ra phía sông); các công trình dọc theo sông Sài Gòn; các cống dọc theo rạch Đá Hàn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi có các hệ thống công trình ngăn ô nhiễm, chất lượng nước trong vùng được cải thiện đáng kể do đã ngăn chặn được ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào. Tuy nhiên, chưa phải là hướng giải quyết mang tính chất bền vững bởi vì trong hệ thống vẫn còn tồn tại 2 vấn đề là ¾  nước thải trong nội vùng vẫn chưa được giải quyết, chưa được thu gom xử lý mà vẫn thải ra kênh rạch do ô nhiễm từ các hoạt  động phát triển chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất, ... Các công trình chỉ mới ngăn được ô nhiễm phía ngoài tràn vào. ¾  ô nhiễm tăng cao ở phía bên ngoài vùng nghiên cứu tức là ở sông Vàm Thuật và sông Sài Gòn. Muốn nguồn nước trong hệ thống thủy lợi vùng ven đô có chất lượng tốt phục vụ đa mục tiêu thì ngoài việc ngăn chặn ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào, việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là rất cần thiết. Trong bối cảnh công nghiệp hóa – đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, cần phải có chiến lược quản lý chất lượng nước đối với các hệ thống thủy nông vùng ven đô thị. Biện pháp xây dựng công trình phải đi đôi với việc thu gom và xử lý nước thải thì mới đảm bảo chất lượng nguồn nước tốt. Vì vậy, việc này phải có sự phối hợp giữa các ban ngành và sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng. 

dtphong
Theo Tuyển tập kết quả KH&CN 2008, Viện Khoa học Thủy lợi VN
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->