Ảnh minh họa
Tác giả nghiên cứu kiểm định hệ quả thủy lực của các công trình thuộc hệ thống công trình kiểm soát lũ tại vùng ngập lũ ĐBSCL với quy mô, kích thước bờ bao và công trình vượt lũ theo phương án chọn tại các vùng ngập lũ. Tác giả thực hiện mười thực nghiệm số trên các mô hình HydroGIS. Biên khí tượng thủy văn là số liệu thực đo năm 2000, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2000 ở 240 trạm đo lưu lượng, trên 185 tuyến tràn, 235 điểm đo mực nước và đánh dấu vết lũ trong nội đồng, khảo sát chuyên đề các tuyến chủ chốt tại tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, giữa sông tiền và sông Hậu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng ngập lâu và sâu từ 3,5-4,0m từ tháng 3 đến tháng 5 ở Đồng Tháp Mười, ranh giới biên giới Việt Nam - Campuchia, sông Tiền, kênh Đồng Tiến và kênh Phước Xuyên, giữa sông Tiền và Sông Hậu (Bắc kênh Vàm Nao ở tứ giác Long Xuyên) gồm Biên giới sông Hậu-kênh Mạc Cần Dưng. Vùng ngập lâu và sâu trung bình 1,5-2,0m, dưới giới hạn là kênh Nguyễn Văn Tiếp, Kênh 12 và sông Vàm Cỏ Tây ở Đồng Tháp Mười, rạch Cái Tàu Thượng, giữa sông Tiền và Sông Hậu, tuyến đường Long Xuyên – Thoại Sơn - Tri Tôn. Vùng ngập nông là phần còn lại. Mực nước tăng 5-9cm phía Campuchia, hai bên rìa vùng ĐBSCL (Long An và Kiên Giang) tăng thêm 1-2cm. Tác động tiêu cực lên tuyến kiểm soát lũ dọc biên giới, chênh lệch mực nước trong và ngoài đê bao lớn suốt mùa lũ từ 4-5 tháng, chất lượng và môi trường nước trong vùng đê bao là một thách thức lớn. Hàng năm, kinh phí cho duy tu, sửa chữa, bảo vệ rất lớn và ngày càng gia tăng nên Đồng Tháp Mười giảm ngập 30-60cm, Tứ giác Long Xuyên giảm 10-30cm, các vùng còn lại giảm 10-60cm. So với phương án 2 giảm được 40-50% độ ngập sâu phía Đồng Tháp Mười; 5-20cm phía tứ giác Long Xuyên trên tuyến kiểm soát lũ biên giới ở phía Campuchia. Giảm độ chênh lệch mực nước thượng hạ lưu tuyến kiểm soát lũ biên giới, nhất là phía Đồng Tháp Mười, giảm được 40-60cm so với phương án 2. Giảm được tốc độ dòng chảy hạ lưu tuyến kiểm soát biên giới. |