Ứng dụng [ Đăng ngày (17/10/2012) ]
Tạo nước ngọt bằng năng lượng mặt trời
Các nguồn nước không uống được trực tiếp như nước biển, nước lợ, nước nhiễm phèn, nước ao, hồ, sông suối….có thể biến thành nước ngọt, sạch và sử dụng được ngay chỉ trong thời gian ngắn nhờ thiết bị tạo nước ngọt bằng nguồn năng lượng Mặt trời.

Đây là kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam). Thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm thành công tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Đồ Sơn (Hải Phòng)….

Theo đó, sau khi cấp nước vào bể chứa, nước được năng lượng Mặt trời đun nóng, bốc hơi và ngưng tụ trên bề mặt trong của tấm kính và chảy về một bể chứa nước sạch. Nước này ngọt, sạch, có thể dùng được ngay cho sinh hoạt của người dân, đặc biệt là quân và dân ven biển, hải đảo, cách xa đất liền. 

ThS. Nguyễn Minh Việt, Q. Viện trưởng Viện Thủy điện và Năng lượng tái cho biết, nguyên lý hoạt động của thiết bị này hoàn toàn băng năng lượng mặt trời, không tốn chi phí năng lượng, không phát thải khí nhà kính, không có hóa chất, lắp đặt đơn giản, gọn nhẹ, nước ngọt tạo ra không phải lọc lại mà sử dụng được ngay. 

Với công suất trung bình đạt hơn 6 lít/m2/ngày, thiết bị có khả năng tận thu được nước mưa trên mặt kính của thiết bị khi trời có mưa. Đặc biệt, thiết bị được chế tạo từ vật liệu composite nên có độ bền cao. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế nhiều mô đun với kích thước khác nhau, có khả năng tháo lắp linh hoạt và lắp ghép thành hệ thống lớn từ các mô đun đơn lẻ tùy theo nhu cầu sử dụng, trên mọi địa hình (mặt đất, mái nhà, sân thượng...những nơi hứng được ánh sáng). 

Minh Cường
Theo Đất Việt (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->