Môi trường [ Đăng ngày (15/02/2011) ]
Bùn đỏ Hungari vẫn chưa an toàn
Khi nông dân Hungari chuẩn bị gieo trồng trên hàng trăm hecta đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thảm họa bùn đỏ của Tháng mười vừa qua, các nhà khoa học cảnh báo rằng, độ kiềm cao là mối đe dọa chính đối với vụ thu hoạch.

Trong một công trình nghiên cứu về môi trường đăng trên tạp chí Khoa học & Công nghệ (ACS), đề cập đến một chiến lược khử nhiễm độc bằng thạch cao rẻ tiền. Các tác giả của nghiên cứu là Erik Smolders và các đồng nghiệp lưu ý rằng từ vụ vỡ đập tại nhà máy chế biến quặng nhôm, gây ô nhiễm các vùng đất xung quanh bởi hơn 700.000 m3 chất thải, gọi là bùn đỏ.

Ít nhất 10 người chết và hàng trăm người bị thương là thảm họa tồi tệ nhất, chưa từng thấy về môi sinh ở Hungari. Bùn đỏ có chứa kim loại độc hại như arsenic, cadmium, chromium và nickel. Bùn đỏ cũng chứa nguyên tố phóng xạ và có tính kiềm cao, ăn da, đủ để làm cháy da và mắt.

Nồng độ nhôm là 200 000 microgam/lít nước thải, cao hơn mức cho phép 100 lần, theo Tổ chức Greenpeace. Tỷ lệ cacbon không hoà tan cao hơn mức cho phép nhiều lần. Asenic cao hơn mức cho phép của Áo 13 lần..

Bùn đỏ phủ dày cả chục cm trên mặt đất canh tác. Năm 2011 người nông dân lo ngại về tác động tiềm năng về bùn đỏ lên cây trồng: ngô, cỏ linh lăng và các cây trồng khác. Chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về tác hại của bùn đỏ đến sự tăng trưởng thực vật, nên các nhà khoa học quan tâm tập trung vào các kim loại độc hại và đã có kết luận sơ bộ.

Những thử nghiệm cho thấy, thực vật trồng trên đất bị ô nhiễm chậm phát triển khoảng 25% so với cây trồng trên đất không bị nhiễm bẩn bùn đỏ.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dường như không phải do kim loại độc hại hoặc phóng xạ, song độ kiềm của bùn đỏ và hàm lượng muối là tác nhân gây hại cho cây trồng. Người ta đã đề xuất biện pháp dùng thạch cao vào bùn đỏ có thể làm giảm độ kiềm và sẽ đẩy nhanh việc loại bỏ các muối. Các nhà khoa học còn đề nghị theo dõi lâu dài thêm nữa ảnh hưởng của kim loại nặng trong các loại cây trồng để loại bỏ bất cứ sự ô nhiễm nào tới chuỗi thực phẩm.

Khoa học
Theo Vietnamnet (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->