Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (24/07/2012) ]
Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của bốn bài thuốc từ quả chuối hột và củ ráy trên thực nghiệm
Nghiên cứu do các tác giả Đào Thị Vui, Đào Thi Hưng – Trường Đại học Dược Hà Nội thực hiện.

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng acid uric máu, lắng đọng tinh thể natri urat trong các tổ chức đặc biệt là màng hoạt dịch khớp gây nên những đợt viêm khớp cấp, gây đau dữ dội. Vì vậy mục tiêu điều trị bệnh gút là vừa giảm được acid uric máu vừa làm giảm được các triệu chứng viêm,đau. Các bài thuốc trong thành phần có củ ráy và quả chuối hột từ lâu đã được nhân dân sử dụng để điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có đề tài đánh giá hiệu quả của các bài thuốc này trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng nên việc áp dùng điều trị còn hạn chế. Để góp phần chứng minh cơ sở khoa học của các bài thuốc này và tìm ra bài thuốc kết hợp có hiệu quả nhất, nhóm nghiên cứu  thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của 4 bài thuốc từ quả chuối hột và củ ráy.

Kết quả thu được cho thấy, các bài thuốc có tác dụng hạ acid uric máu cấp tương đối rõ rệt. Để tìm hiểu xem liệu các bài thuốc này có tác dụng làm giảm được các triệu chứng viêm, đau bụng trong bệnh gút hay không, chúng tôi tiếp tục đánh giá các tác dụng chống viêm, giảm đau của 4 bài thuốc từ quả chuối hột và củ ráy.

Các vị thuốc gồm quả chuối hột (Musa brachycarpa Back - họ chuối - Musaceae), củ ráy (Alocasia macrorrhiza (L.) G.Don, họ ráy - Araceae) được thu hái tại xã Nghĩa Phú huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Quả dứa dại được thu hái tại xã Tân Quang, huyện Bắc Giang, tỉnh Hà Giang. Tỳ giải mua tại phố Lãng Ông – quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội. Nguyên liệu sau khi thu hái rửa sạch, thái lát mỏng, phơi, sao vàng, sấy khô, bảo quản trong túi nylon kín, để nơi khô ráo thoáng mát.

Nghiên cứu cho kết luận bài thuốc RCD ở thời điểm 1 giờ có tác dụng làm giảm độ phù chân chuột 35,85% và bài thuốc RC ở thời điểm 3 giờ làm giảm độ phù chân chuột 24,32% có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05). Tại thời điểm 3 giờ sau khi tiêm carrageenan các lô nghiên cứu làm tăng ngưỡng đau so với lô chứng lần lượt là RCTg 124,00%, RCD 113,09%, RC 69,24% và RCDTg 69,07%. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lô chứng.

ntctu
Theo Tạp chí Dược học số 434
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->