Môi trường [ Đăng ngày (14/07/2012) ]
Sản xuất gạch từ đất, đá thải
Là một đơn vị kinh doanh khai thác than nên lượng bụi, nước thải rất lớn. Mỗi năm, lượng đất, đá thải lên tới 870 nghìn m3… Vì vậy, công tác giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất gây ra, luôn được Công ty Than Núi Hồng (Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc– Vinacomin) chú trọng.

Trong quá trình khai thác than, nguồn nước thải trước khi bơm ở moong thải ra môi trường, được công ty xử lý qua hệ thống các hồ chứa lắng đọng. Vì vậy, nước thải ra môi trường tự nhiên đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Theo lãnh đạo công ty, để xử lý nước thải tại các moong khai thác than, công ty đã xây dựng hệ thống 12 bể đặt cạnh bờ moong. Trung bình mỗi bể xử lý lượng nước 320 m3/h, mỗi năm xử lý hàng triệu m3nước thải.

Sau khi đã khai thác, các moong than đều được hoàn thổ, trả lại mặt bằng cho người dân canh tác. Trong quá trình vận chuyển, lượng đất, đá thải rơi vãi, gây bụi, công ty đã xử lý bằng cách thường xuyên sử dụng các xe dập bụi, tưới đường...

Đối với lượng đất, đá thải lớn, công ty tận dụng sản xuất gạch xây dựng. Mỗi năm, công ty cho ra lò hơn 10 triệu viên gạch. Với sáng kiến này, công ty đã giảm tối đa diện tích mặt bằng đổ thải, tăng nhiệt lượng đốt trong quá trình nung, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, công ty đã mạnh dạn thay thế toàn bộ lò thủ công bằng lò đứng liên hoàn. Khi đốt gạch ở tầng dưới, gạch tầng trên được sấy khô dần, hạn chế khói than, góp phần bảo vệ môi trường nơi sản xuất.

Hiện nay, khai trường đổ thải của công ty vẫn còn một số vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Để khắc phục, công ty tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, thêm diện đổ thải, tạo hành lang an toàn xung quanh bãi với khu dân cư.

Tại buổi kiểm tra thực tế, ông Bùi Văn Khích - Phó Tổng giám đốc Vinacomin - đánh giá cao những nỗ lực của công ty trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc hoàn nguyên, hoàn thổ phục hồi đất canh tác nông nghiệp cho dân. Ông Nguyễn Văn Khích yêu cầu Than Núi Hồng tiếp tục có những biện pháp tăng cường chống bụi trên đường vận chuyển, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát có hiệu quả công tác an toàn - bảo hộ lao động.

Thanh Hải
Theo Báo Công Thương (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->