Môi trường [ Đăng ngày (27/06/2012) ]
Vật liệu mới thu giữ CO2
Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Nottingham (Anh) đang phát triển một loại vật liệu xốp mới với tên gọi NOTT-202a có khả năng hút CO2, đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc tạo ra các sản phẩm thu giữ các-bon, góp phần giảm bớt lượng khí thải từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.

NOTT-202a bao gồm các phân tử kết hợp 4-COOH dạng tổ ong được hình thành bởi một chuỗi phân tử hoặc i-on gắn với một nguyên tử kim loại trung tâm, tạo nên một cấu trúc mới gồm hai khung đan cài vào nhau.

Cấu trúc của loại vật liệu này cho phép nó hút được nhiều loại khí như ni-tơ (N2), mê-tan (CH4), hy-đrô (H2) hay các-bô-níc (CO2). Song, dưới điều kiện áp suất thấp, chỉ có CO2 bị giữ lại, còn các khí khác đều được giải phóng.

Hiện nhóm nghiên cứu do Giáo sư Martin Schröder dẫn đầu đang nỗ lực nâng cao khả năng hấp thu chọn lọc của vật liệu NOTT-202a trước khi đưa vào ứng dụng thực tế.

Khó khăn lớn mà nhóm nghiên cứu đang gặp phải là chi phí của một số thành phần cấu tạo nên loại vật liệu kể trên không hề rẻ, nhất là kim loại in-đi. Trong bối cảnh loài người đang có xu hướng sản xuất ra các vật liệu thu giữ CO2 giá rẻ hoặc có thể tái sử dụng với chi phí thấp thì việc ứng dụng NOTT-202a với mức chi phí hiện tại dường như còn phải xem xét lại.

http://tin180.com (nnhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->