Sức khỏe [ Đăng ngày (20/06/2012) ]
Miếng dán giúp nhanh lành vết thương
Dù là một vết thương nhỏ nhất như đứt tay cũng có thể gây ra nguy hiểm, vì vậy một vật đơn giản như miếng băng tay và một ít thuốc chống nhiễm trùng cũng có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, băng bó có nhiều tác dụng hơn là chỉ giữ cho vết thương tránh xa khỏi vi trùng. Theo ý tưởng này, GS Dimos Poulikakos và nhóm kỹ sư thuộc Phòng thí nghiệm nhiệt động học đối với các công nghệ nổi trội (ETH) tại Zurich, Thụy Sĩ đang chế tạo một miếng dán không chỉ bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng mà còn giúp vết thương mau lành nhờ sử dụng một loại silicon viền đặc biệt, kích thích sự di chuyển của tế bào.

Lành vết thương là một quá trình phức tạp có liên quan tới tất cả các chức năng sinh hóa học được chia thành 4 pha. Trong pha đầu tiên, cơ thể kiểm soát việc chảy máu. Pha thứ hai, cơ thể chống chọi với việc nhiễm khuẩn. Trong pha thứ ba, cơ thể tái tạo lại các mô bị tổn thương và trong pha thứ tư là hiện tượng liền vết thương. Pha thứ ba được gọi là pha tăng sinh. Như là một phần của pha này, các tế bào đặc biệt gọi là sợi nguyên bào sẽ di chuyển vào vết thương giúp mô tế bào mới có thể sinh trưởng. Mặc dù có nhiều quy trình khác diễn ra đồng thời, nhưng các sợi nguyên bào là cần thiết đối với việc hàn gắn vết thương, vì vậy việc các tế bào này di chuyển vào vị trí cần thiết nhanh và triệt để là rất quan trọng.

Vấn đề là các sợi nguyên bào di chuyển từ miệng vết thương. Khi các sợi này tăng lên, chúng di chuyển vào giống như từng hàng binh lính hành quân. Điều này sẽ dễ dàng khi vết thương là một vết cắt hay có hình cạnh thẳng vì các hàng tăng thêm từ các cạnh có thể tiến thẳng vào vết thương, làm lành vết thương nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, nếu vết thương hình tròn, các hàng tăng thêm hình thành một vòng tròn xâm nhiễm. Sợi nguyên bào tập hợp lại trên một phía và kẹt lại, vì vậy vết thương lâu lành và không triệt để. Vết thương rất lớn cũng vậy, chẳng hạn khi mất một mảnh da hoặc bị tổn thương, các sợi nguyên bào sẽ phải mất nhiều thời gian để đến được khu trung tâm, làm tăng khả năng nhiễm trùng và tạo thành sẹo.

Miếng dán vết thương mới của nhóm nghiên cứu ETH giúp tăng tốc và giúp các sợi nguyên bào di chuyển vào vết thương dễ dàng hơn. Thông qua một loại nhựa silicon đặc biệt gọi là Polydimethylsiloxance (PDMS), loại hóa chất không dính vào vết thương hay vào sợi nguyên bào nên có thể loại bỏ một cách dễ dàng mà không gây tổn thương. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật in thạch mềm để nhúng hai rãnh song song vào một miếng nhựa rộng 1 µm, sâu 0,6 µm. Các rãnh này không chỉ nhỏ tới mức mắt thường không nhìn thấy mà còn nhỏ hơn cả các sợi nguyên bào. Tuy nhiên, chúng lại đủ lớn để cản trở sự di chuyển của các nguyên bào sợi, trừ phi các tế bào này di chuyển dọc theo rãnh. Vì các tế bào nguyên bào sẽ đi theo con đường ít bị cản trở nhất, nên rãnh nhựa sẽ trở thành một đường dẫn đưa các sợi nguyên bào vào vết thương mà không chạm vào nhau. Theo cách này, các sợi nguyên bào có thể trải rộng trên toàn bộ vết thương một cách nhanh chóng và khiến việc lành vết thương nhanh hơn.

Cho tới nay, miếng dán làm lành vết thương này vẫn còn ở trong giai đoạn thí nghiệm, vết thương được làm lành mới chỉ là một lớp mô, nhưng kết quả thí nghiệm đầy hứa hẹn và nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm bước vào giai đoạn tiếp theo, giai đoạn thử nghiệm trên người và động vật để xem miếng dán hoạt động như thế nào trước các mô tế bào phức tạp hơn.

Các nhà nghiên cứu hướng tới ứng dụng chính của miếng dán là điều trị bỏng, nơi mà việc làm lành vết thương và sẹo là vấn đề chính.

Nguồn: NASATI (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
 
9 loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật hoặc bị ốm
Chấn thương thể chất hoặc tình cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người theo các cách khác nhau. Dù là tiểu phẫu hay một trái tim tan vỡ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có tác dụng chữa bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.


 
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->