Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (25/06/2012) ]
Biện pháp chuyên môn nâng cao chất lượng can thiệp sớm khiếm thị ( 0-6 tuổi) tại Trường THCB Nguyễn Đình Chiểu TP.Đà Nẵng
Đề tài do Nguyễn Ngọc Chinh (Trường Đại học Đà Nẵng) và Lê Thị Tuyết Mai (Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng)thực hiện nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của khuyết tật để trẻ phát triển tối ta năng lực và tham gia học tập cùng các bạn sáng mắt đúng độ tuổi.

Can thiệp sớm (CTS) cho trẻ khiếm thị (TKT) là một lĩnh vực mới mà hiện nay các ngành, các giới ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Đà Nẵng nói riêng đang quan tâm nghiên cứu, bởi đó là một vấn đề mang tính nhân văn và là trách nhiệm của xã hội đối với trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ khiếm thị ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi.

Tác giả đã sử dụng các biện pháp chuyên môn như nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, gia đình, y tế tại cộng đồng;tổ chức các hoạt động sớm ngoài giờ; tăng cường phổ biến, trao đổi kinh nghiệm công tác can thiệp sớm giữa giáo viên các cơ sở hòa nhập và chuyên biệt; phát huy tính tích cực của đồ dùng dạy học trong công tác can thiệp sớm; xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, xây dựng câu lạc bộ phụ huynh của trẻ khiếm thị, thường xuyên tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm giữa phụ huynh về can thiệp sớm; phát huy vai trò trách nhiệm của nhóm tư vấn can thiệp sớm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung và cho trẻ khiếm thị nói riêng là hoạt động vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển của trẻ, là tiền đề cho thành công của ngành giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng. Nâng cao hiệu quả can thiệp sớm một chiều có thể thành công được, mà phải kết hợp hài hòa các biện pháp chuyên môn, chúng ta cần phải tăng cường và mở rộng công tác tuyên truyền cũng như phát triển nguồn nhân lực để có thể 100% trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thị nói riêng được can thiệp sớm theo định hướng chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để các em được giáo dục sớm làm tiền đề bước vào bậc Tiểu học, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của mọi trẻ em khuyết tật.

ttncac
Theo Tạp chí KH&CN (ĐH Đà Nẵng) tập 2, năm 2011
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->