Thư viện điện tử, thư viện số ở Việt nam đang phát triển trong hoàn cảnh chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nào cho vấn đề quyền tác giả (QTG) và quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Vì vậy, trước tình hình cấp bách của các thư viện bài nghiên cứu đã đề xuất 6 biện pháp liên quan đến các đối tượng khác nhau nhằm thực thi QTG và quyền SHTT trong thư viện điện tử và thư viện số.
1. Biện pháp liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước
- Nhà nước cần có chủ trương bảo hộ QTG và quyền SHTT; nghiên cứu, soạn thảo, ban hành một văn bản QPPL quy định cụ thể, đầy đủ, đồng bộ và thống nhất quyền SHTT và QTG tronh hoạt TT-TV
2. Biện pháp liên quan đến các thư viện
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền SHTT, QTG cho người sử dụng thư viện
- Nâng cao hiểu biết về quyền SHTT và QTG cho cán bộ thư viện
3. Các biện pháp pháp lý
- Qui định khung hình phạt với các vi phạm về bản quyền
- Xây dựng, thực thi các chính sách liên quan đến bản quyền
- Áp dụng nguyên tắc “sử dụng hợp lý” trong việc sao chép
4. Biện pháp tránh vi phạm QTG khi tải tài liệu miễn phí từ mạng Internet vào các bộ sưu tập số
5. Các biện pháp về “công nghệ”
- Xây dựng cơ chế “Quản trị quyền”
- Dành riêng máy chủ cho quản lý tài liệu số
- Biện pháp quản lí máy tính ngưới sử dụng, máy tính cá nhân và cán bộ thư viện
- Ứng dụng công nghệ thủy ngân số trong quản lí và bảo mật nguồn tài liệu
- Sử dụng phần mềm máy tính để hạn chế vi phạm QTG
6. Cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước quản lý về QTG nhận sự hỗ trợ mặt pháp lý . Bên cạnh đó, nên hợp tác với các thư viện trong, ngoài nước để tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về QTG và quyền SHTT. |