Môi trường [ Đăng ngày (26/05/2012) ]
Biến rác thải thành năng lượng
Công ty American River Packaging ở Sacramento, California sẽ sớm bắt đầu sử dụng hệ thống phân hủy kỵ khí để biến 7,5 tấn chất thải thực phẩm thành 1.300 kWh năng lượng tái tạo hàng ngày và giúp xử lý 2.900 tấn phế thải mỗi năm.

Khoảng 37% điện của công ty sẽ được sản xuất theo công nghệ biến phế thải thành năng lượng.

Vi khuẩn được sử dụng trong phân hủy kỵ khí biến rác thối rữa thành dạng năng lượng khí sinh học. Thành phần của nhiên liệu này là khí mêtan (CH4), carbon dioxide (CO2) và một lượng rất nhỏ hydro (H), carbon ôxit (CO) và nitơ (N). Các sản phẩm phụ có ích khác là phân ủ, nước và phân bón tự nhiên.

Quá trình xử lý rác thải

Phân hủy kỵ khí xảy ra khi nhóm vi sinh vật chuyển hóa thành nguyên liệu hữu cơ để các vi sinh vật khác có thể tạo thành axit hữu cơ. Sau đó vi khuẩn kỵ khí sử dụng axit này và vì vậy quá trình phân hủy hoàn thành.

Hệ thống tiêu hủy kỵ khí được sử dụng ở Công ty American River Packaging là kết quả của 10 năm nghiên cứu của Giáo sư Ruihong Zhang đến từ Trường Đại học California Davis (UC Davis) và đã được cấp phép bởi Clean World Partners.

Bà Linda P.B.Katehi, Hiệu trưởng Trường UC Davis đánh giá :“Công trình của giáo sư Ruihong Zhang mang lại cho chúng ta một bước tiến gần hơn với tương lai bền vững mà chúng ta vẫn hy vọng.

Hoài Anh
Theo http://www.petrotimes.vn (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->