Môi trường [ Đăng ngày (10/05/2012) ]
Máy sục khí bề mặt - SCM
Máy sục khí bề mặt ASP có thể lắp đặt với kiểu lắp cố định hoặc phao nổi. Động cơ được thiết kế sử dụng ngoài trời và được nối với một bộ chuyển đổi tần số cho phép thay đổi số vòng hoặc hướng quay.

Hệ thống này cho phép máy sục khí sử dụng một cách linh hoạt. Các tua bin tạo ra khả năng tuần hoàn nước rất cao khoảng 800 m3/kWh. Tốc độ nước ở đáy bể thay đổi từ 30- 60 cm/giây. Hộp số kiểu hành tinh cho phép tỷ lệ truyền lực xoắn cao lên toàn bộ kích thước và công suất đặt lên dọc trục và hướng trục rất lớn.

Đặc tính kỹ thuật

-  Dải làm việc lớn: 1,6- 161,2 kg O2/giờ.

-  Công suất động cơ: 0,75- 75 kW.

-  Tốc độ quay, độ ồn thấp.

-  Hiệu suất chuyển hóa oxy cao.

-  Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ khi vận hành máy.

-  Cấu tạo đơn giản, khi lắp đặt không cần có thêm hệ thống phân phối khí phức tạp.

-  Hình dạng tua bin như cái quạt cho nên khả năng tuần hoàn nước rất cao, đảm bảo chuyển động tuần hoàn liên tục của chất lỏng trong bể chứa. Tránh được hiện tượng hình thành kết tủa bùn.

- Lắp đặt đơn giản dễ bảo dưỡng.

- Roto được chế tạo bằng thép qua xử lý đặc biệt hoặc thép không gỉ.

 Ứng dụng

- Thiết bị sục khí bề mặt chỉ áp dụng được khi diện tích làm việc của bể lớn và chiều sâu của cột chất lỏng trong bể thấp.

- Áp dụng chủ yếu cho các hồ xử lý sinh học

- Khi hàm lượng chất rắn trong chất thải lớn ta sử dụng máy sục khí bề mặt. Khi đó do chất thải được khuấy trộn mạnh làm phá vỡ liên kết của bùn tạo điều kiện cho oxy hòa tan vào.

- Ứng dụng cho hệ thống xử lý có hàm lượng BOD trong nước thải thấp như nước thải sinh hoạt.

http://phuongdongwt.com (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->