Đề tài thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu tình hình dinh dưỡng và thực hiện một số phương pháp cải thiện tình hình dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TPCT). Ban chủ nhiệm đã đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau: xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi, chiefu cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao) tại TPCT; xác định tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới tuổi tại TPCT; xác định các yếu tố liên quan đến SDD và thừa cân béo phì.
Qua thời gian nghiên cứu kết quả cho thấy, tỷ lệ SDD thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi tại TP.Cần Thơ đó là: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 14,7% (95% CI: 12,4%; 17%), trong đó SDD nhẹ cân độ 1: 12,3% độ 2: 1,9% và độ 3: 0,5%; tỷ lệ SDD thể thấp còi là 21% (95% CI; 18,4%; 23,7%), trong đó SDD thấp còi độ 1: 15,5%, độ 2 : 3,6% và độ 3: 1,9%; tỷ lệ SDD thể gầy còm là 5,7% (95% CI: 4,1%; 7,2%); tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 4,5% (95% CI: 3,2%; 5,9%), trong đó thừa cân (2,9%) phổ biến hơn béo phì (1,6%). Theo phân loại về mặt ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của WHO, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của trẻ em dưới 5 tuổi tại TPCT năm 2011 ở mức trung bình.
Ban chủ nhiệm còn đưa ra các yếu tố có liên quan đến tình hình dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại TP.Cần Thơ như sau: các yếu tố chính có liên quan đến tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ bao gồm tuổi của trẻ (P=0,004), trình độ học vấn của mẹ (P=0,000), trình độ học vấn của cha (P=0,006), thu nhập hộ gia đình (P=0,010), sở hữu nhà vệ sinh (0,001) và chỉ số khối lượng cở thể của bà mẹ (P=0,000); các yếu tố liên quan đến tình hình SDD thấp còi ở trẻ như sau: tuổi của trẻ (P=0,013), cân nặng trẻ khi sinh (P=0,001), trình độ học vấn của bà mẹ (P=0,000), trình độ học vấn của cha (P=0,001), thu nhập hộ gia đình (P=0,005), sỡ hữu nhà vệ sinh (P=0,001), chỉ số khối lượng của bà mẹ (P=0,018) và kiến thức thực hành chăm sóc thai của bà mẹ (0,047); các yếu tố liên quan đến tình hình SDD gầy còm ở trẻ là thu nhập hộ gia đình (P=0,010) và chỉ số khối lượng cơ thể của bà mẹ (P=0,015); các yếu tố liên quan đến tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ bao gồm trình độ học vấn của bà mẹ (P=0,048).
Ngoài ra, ban chủ nhiệm còn đề xuất những nội dung dự kiến thực hiện trong thời gian tới.
Hội đồng khoa học thống nhất cho đề tài được thực hiện giai đoạn 2 và chỉnh sửa lại nội dung theo góp ý của hội đồng.
Một số hình ảnh của buổi nghiệm thu:




|