Xã hội-Nhân văn
[ Đăng ngày (08/04/2012) ]
|
Cơ mặt tố cáo người nói dối
|
|
Ở những người nói dối, có sự co nhẹ của cơ gò má lớn và co mạnh của cơ trán. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học British Columbia (Canada) sau khi phát hiện thấy có thể căn cứ vào 4 loại cơ ở vùng mặt phía trên để phân biệt các biểu hiện cảm xúc không thành thật.
|
Theo tiến sĩ Leanne ten Brinke, trưởng nhóm nghiên cứu nhận định, biểu hiện không thành thật thể hiện qua các cơ mặt khi cảm xúc ngầm mà người nói dối đang muốn kiềm chế tương đối lớn.
Các nhà khoa học quan sát biểu hiện trên khuôn mặt của 52 đối tượng qua băng ghi hình cảnh họ cầu xin sự an toàn cho một người thân bị mất tích. Tất cả các cảnh quay được ghi lại từ những vụ việc có thật đã xảy ra tại Mỹ, Canada, Úc và Anh. Một nửa trong số này sau đó thú nhận đã giết hại chính người thân của mình.
Sau khi so sánh nét mặt của 26 tên tội phạm với 26 người còn lại bằng cách quan sát và phân tích khung hình video, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, ở những người thành thật, mức độ co của 2 loại cơ mặt thể hiện sự đau khổ và buồn tủi rất rõ nét: cơ mày (một trong ba loại cơ ở mí mắt giữ chức năng tạo ra các nếp nhăn trên trán khi nhăn mặt) và cơ hạ góc miệng (được sử dụng khi cau mày). Với những kẻ không thật lòng, có dấu hiệu co nhẹ của cơ gò má lớn (thường thấy khi cười) và mức độ co mạnh của cơ trán khi cố tỏ ra buồn bã.
Theo Brinkle, 4 cơ ở vùng mặt trên dễ biểu lộ cảm xúc thật của một người bởi chúng ít chịu sự kiểm soát vô thức hoặc có chủ ý của con người.
“Tuy nhiên, đây vẫn chưa hẳn là phương pháp tối ưu để nhận biết cảm xúc thật của một người. Rất nhiều người có khả năng ngụy tạo cảm xúc, chẳng hạn như giả điên”, Brinkle cho biết.
|
http://www.bee.net (pcmy)
|