Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng nhằm quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể trong quá trình nghiên cứu các nội dung của đề tài. Ngoài ra, còn sử dụng nhiều phương pháp khác như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế, điều tra,…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biện pháp lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào các chương trình hoạt động ngày lễ, hội, sinh hoạt truyền thống, chương trình vui chơi, giải trí, văn nghệ, sinh hoạt Hội, Đoàn… đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân nói chung và đồng bào Khmer nói riêng. Tuy nhiên, do công tác lãnh đạo, quản lý, tham mưu ở một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức, sự phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi chưa thật sự đồng bộ, chặt chẽ, hình thức, nội dung, phương pháp còn mang tính đơn điệu. Từ đó, chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer còn hạn chế.
Qua đó, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung những văn bản pháp luật mà bà con quan tâm như về đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình,….; hình thức tuyên truyền phải phù hợp như mở các lớp đào tạo thường xuyên cho đối tượng là người dân tộc, đào tạo lực lượng nồng cốt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào tại khu dân cư, việc tuyên truyền cần tổ chức thường xuyên thông qua các tổ chức, đoàn thể, hội nghề nghiệp,…; đầu tư tủ sách pháp luật, hệ thống truyền thanh cơ sở, cấp phát tài liệu tờ gấp song ngữ (Việt - Khmer), có kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hện, |