Môi trường [ Đăng ngày (24/01/2011) ]
Vườn chim của lính
Trong khi nạn săn bắt, tận diệt chim trời diễn ra khắp nơi thì tại một đơn vị quân đội, có một vườn chim tự nhiên đang được những người lính bảo vệ hằng ngày...

Nằm trong khu vực nội ô TP Sóc Trăng, ít ai nghĩ rằng bên trong doanh trại của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ở đường Lê Hồng Phong lại có cả một... vườn chim. Đó là khu đất rộng khoảng 10.000m2 liền kề phía sau sở chỉ huy và các đơn vị trực thuộc. Nơi đây cảnh vật hoang sơ với hào nước dài, rộng, cây cối tốt tươi, rậm rạp.

Thượng úy Nguyễn Văn Bình, đại đội trưởng đại đội trinh sát (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng), tự hào: “Tôi dám chắc có những loài chim bây giờ tìm đỏ mắt ngoài thiên nhiên cũng không thấy như nhan sen, le le (vịt trời) nhưng tại đây thì dễ thôi!”.

Vén những nhánh tràm nước như buông rèm, tôi nhìn theo hướng tay anh Bình chỉ. Đàn le le ở bờ bên kia đang giỡn nước, khoảng vài chục con. Loài chim hoang dã này ngày trước tôi chỉ thấy thấp thoáng nơi cồn bãi ngoài sông Hậu, giờ gần như biệt dạng.

Tôi xin phép anh Bình vỗ tay mấy tiếng thật to, thì ơ kìa, từ những vạt cây, bụi cỏ, mặt hồ, từng đàn chim theo nhau nhịp cánh bay lên. Vạc xanh, vạc xám, cò trắng, cò đỏ... đủ cả, chúng bay rợp trời, lượn một vòng rồi nhẹ nhàng đáp xuống, tuyệt nhiên không phát ra tiếng kêu tao tác nào.

Thượng úy Bình cho biết vườn chim của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có gần 30 loài với khoảng 7.000 cá thể, trong đó nhiều nhất là cò, vạc. Vườn chim hình thành một cách tự nhiên từ năm 2007, khi tòa nhà sở chỉ huy vừa xây dựng xong. Để bảo vệ tuyệt đối cho vườn chim, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đã có chỉ thị nghiêm cấm mọi hình thức săn bắt, xâm hại đến chim. Và chỉ thị đó được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị chấp hành tuyệt đối.

Nhờ được bảo vệ tốt nên số lượng chim ở vườn ngày càng phát triển.

(Lớp viết văn ĐH VHNT Quân đội)_ HỒNG BỈNH HIẾU (nthieu)
Theo Tuổitrẻ Online
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->