Môi trường [ Đăng ngày (30/11/2010) ]
Hồ thế giới đang tăng nhiệt
Nhiệt độ của các hồ lớn trên thế giới đang nóng lên với tốc độ còn nhanh hơn so với không khí.

Hai nhà khoa học Philipp Schneider và Simon Hook của Phòng thí nghiệm lực đẩy thuộc NASA đã sử dụng hình ảnh chụp từ vệ tinh để đo nhiệt độ bề mặt của 167 hồ trên toàn thế giới.

Và họ đã công bố phát hiện gây sửng sốt: nhiệt độ bề mặt các hồ trên toàn cầu đã tăng trung bình khoảng 1,1 độ C kể từ năm 1985. Tốc độ này cao gấp hai lần rưỡi so với nhiệt độ không khí trong cùng thời gian.

Những hồ nóng lên nhiều nhất là hồ Ladoga của Nga và hồ Tahoe của Mỹ. Theo đó hồ Tahoe tăng lên 1,7 độ C trong khi kết quả tại hồ Ladoga lên đến 2,2 độ C. Khu vực Bắc Âu được xác định là nơi có nhiều hồ tăng nhiệt nhất.

Chuyên gia Hook và các đồng sự đã đưa ra kết luận trên sau khi nghiên cứu và so sánh hình ảnh chụp bằng nhiệt hồng ngoại những hồ trên vào mùa đông và mùa hè. Sau đó họ đối chiếu dữ liệu vừa thu được với dữ liệu thu thập từ các phao nổi thả trên mặt hồ.

"Chúng tương đồng hoàn toàn với những gì mà chúng ta ghi nhận được qua các thiết bị đo nhiệt độ không khí”, hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Hook.

Ông cũng cho hay mình và các đồng sự ngạc nhiên như thế nào khi thấy một số nơi trong hồ lại tăng nhiệt mau hơn cả nhiệt độ không khí.

Câu hỏi kế tiếp là tại sao khuynh hướng trên lại xảy ra. Một trong các lý do có thể là hồ nóng lên một cách liên tục so với không khí nhưng lại chậm nguội đi.

Nhà khoa học khí hậu NASA Gavin Schmidt nhận xét nghiên cứu trên hoàn toàn có lý và cung cấp thêm một hệ thống đo đạc độc lập nhằm chứng tỏ xu hướng chung trên toàn thế giới là Trái đất đang nóng lên.

Hiện có 11 chỉ số khác nhau, trong đó có nhiệt độ không khí, độ ẩm, độ dày của tuyết…, cho thấy con người đã tác động như thế nào đến tình trạng ấm lên toàn cầu, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ.

Hồ đang tăng nhiệt là chỉ số thứ 12, theo chuyên gia khí hậu của Đại học Victoria là Andrew Weaver.

Tổng cộng, có 41 hồ ấm lên một cách rõ ràng, 59 hồ khác cũng theo xu hướng tương tự nhưng ít hơn, theo chuyên gia Hook.

NASA đã chọn nghiên cứu những hồ có diện tích từ 500 km2 trở lên và có nhiều nước để đảm bảo những sự thay đổi nhiệt độ trên mặt đất không tác động đến việc đo đạc nhiệt độ nước hồ.

Theo Khoa học
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->