Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (19/11/2011) ]
Xác định chỉ số sâu trám răng miệng lứa tuổi 11-12 tuổi trong cộng đồng tại TP. Cần Thơ – Bước đầu ứng dụng điều trị theo phương pháp BPOC (Basic package oral health care)
Đề tài do các tác giả Lê Thị Lợi và Phạm Hùng Lực (Đại học Y dược Cần Thơ)thực hiện nhằm xác định chỉ số sâu trám ở lứa tuổi 11-12 tại thành phố Cần Thơ và khảo sát hiệu quả của phương pháp BPOC; tính tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu trám tại trường trung học cơ sở Mỹ Khánh trước và sau áp dụng phương pháp BPOC (Basic package oral health care; đánh giá yếu tố nguy cơ sâu răng từ nước bọt (lưu lượng, pH, độ nhớt)và đánh giá kết quả phương pháp BPOC..

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích trong bước một để tính các chỉ số theo mục tiêu nghiên cứu, bước hai áp dụng phương pháp khám răng và ứng dụng kỹ thuật điều trị không sang chấn “trọn gói” tại điểm trường do sở Giáo dục chỉ định để so sánh hiệu quả trước và sau can thiệp.

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ % sâu răng là 55,1 theo phân loại của TCSKTG là trung bình với Chỉ số sâu mất trám răng (SMTR) là 1,5 và sâu mất trám mặt răng (SMTMR) là 2.1 theo phân loại của TCSKTG là thấp nhưng chỉ số sâu rất cao trong khi chỉ số trám rất thấp (0,05) và tỷ lệ sâu răng ở các trường ngoại thành như Giai Xuân, Trung Kiên, Vĩnh Thạnh cao 60.2% trong khi các trường nội thành phố Cần Thơ thấp. Sự khác biệt sâu răng theo vùng có ý nghĩa thống kê (p=0.046); Tỷ lệ sâu răng nam và không khác biệt nhiều nhưng chỉ số sâu răng mất trám răng ở nam thấp hơn ở nữ có ý nghĩa; tỷ lệ chảy máu  nướu trẻ là cao (67%). Vùng có cao răng, chảy máu nướu cao là 2 huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, 2 quận có tỷ lệ chảy máu nướu, cao răng là Ninh Kiều và Bình Thủy. Trên 95% học sinh của thành phố Cần Thơ không bị nhiễm Fluor nhưng ý thức về vệ sinh răng miệng chưa cao; Sau khi áp dụng BPOC chỉ số SMT tăng chủ yếu là tăng chỉ số trám  (từ 0,04 đến 2,00) và giảm chỉ số sâu (2,88 còn 1,47) trong khi chỉ số mất hầu như không thay đổi. Điều trị khẩn: không có trường hợp nặng cần sơ cứu để chuyển tuyến trên mà chỉ cần điều trị dự phòng; Kỹ thuật Trám răng không sang chấn rất phù hợp và hiệu quả trong giai đoạn này vì vừa chấm dứt việc xúc miệng với Fluor nên đa số sâu răng nhưng chỉ mức độ nhẹ và trung bình mà thao tác, vật liệu, dụng cụ của ART đơn giản và giá thành thấp. Các nội dung khác: điều trị khẩn (nhổ răng, chữa tủy, cạo vôi, phục hình…) rất kịp thời và hữu hiệu.

Mô hình điều trị theo phương pháp BPOC đã chứng minh đạt hiệu quả cần áp dụng rộng rãi hơn.

Thúy Hằng
Theo BCKH của các tác giả Lê Thị Lợi và Phạm Hùng Lực
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->