Ứng dụng [ Đăng ngày (08/11/2011) ]
Hệ thống tự động báo cháy
Tận dụng một số cảm biến nhiệt đã qua sử dụng, Nguyễn Đức Nhân, giảng viên Khoa điện – Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công Nông nghiệp Tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống báo cháy và chữa cháy cục bộ, có thể áp dụng tại nhiều công trình nhỏ, vừa và lớn.

Trước tình hình các phương pháp báo cháy, chữa cháy thường phức tạp: khó phát hiện sớm vị trí đám cháy, khó kiểm soát cháy, Nguyễn Đức Nhân (1981) đã bỏ gần một năm (từ 11/2010 đến 8/2011) nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống báo cháy và chữa cháy cục bộ đơn giản, giá thành rẻ, mang lại lợi ích cao.

Hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ, được thiết kế đơn giản, gồm một số cảm biến nhiệt ở máy lạnh, điều hòa… đã qua sử dụng, còi báo động, hệ thống phát tín hiệu, hệ thống chữa cháy, bơm, van nước. Cái mới ở đây là khắc phục được một số nhược điểm trong phòng cháy chữa cháy, đó là: Giúp người trực phát hiện nhanh, chính xác vị trí đám cháy bằng còi hú, đèn tín hiệu… đồng thời, kích hoạt hệ thống tự động chữa cháy sớm để giảm thiệt hại do cháy gây ra.

Hệ thống báo cháy hoạt động theo nguyên tắc, khi xuất hiện khói bốc lên, đầu cảm biến cảm nhận được khói sẽ phát tín hiệu về trung tâm bằng đèn và còi hú, báo hiệu người xung quanh sẵn sàng đối phó với đám cháy. Hệ thống chữa cháy cục bộ bằng nước, cát, sẽ tự động kích hoạt khi nhiệt độ trong khu vực cháy vượt trên 50 độ C (quá mức cho phép), tự động cắt nguồn điện tại nơi xảy ra cháy để tránh chập điện. Tại những vùng không có cháy và nếu xảy ra cháy lan thì bộ cảm biến sẽ tiếp tục hoạt động và chữa cháy khi cần thiết.

Hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ đã lọt vào tốp 68 đề tài “Sáng tạo trẻ toàn quốc” năm 2011, được biểu dương tại liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo, bảo vệ mội trường” toàn quốc được tổ chức tại Huế vào trung tuần tháng 10 vừa qua.

http://www.khoahoc.com.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->