Giải pháp

Hai công ty Trung Quốc đang cân nhắc các khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy sản xuất pin và hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo.
Khoản đầu tư trị giá 2 triệu USD sẽ giúp Stride đẩy nhanh việc triển khai các giải pháp năng lượng sạch đến các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trên khắp Việt Nam.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Nature Chemistry, các nhà khoa học đã khai thác những điều kỳ diệu của sinh học và hóa học để biến glucose (một loại đường) thành olefin (một loại hydrocacbon), và một trong một số loại phân tử tạo nên xăng.
Tiếp tục hướng nghiên cứu về tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng công cộng; Viện Khoa học năng lượng được Viện Hàn lâm KHCNVN giao thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm thiết bị tiết kiệm điện năng điều khiển từ xa cho một số tuyến đèn đường thành phố Trà Vinh” do TS.Ngô Tuấn Kiệt làm chủ nhiệm và KS.Trương Quốc Thành làm đồng chủ nhiệm. Đề tài đã hoàn thành và được nghiệm thu và được đánh giá xếp loại Khá.
Năng lượng bức xạ mặt trời rất cần thiết cho con người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Nó bao gồm khoảng 5 % ở dạng bức xạ tử ngoại, 46 % ở dạng bức xạ áng sáng thấy và 49 % ở dạng bức xạ hồng ngoại gần. Tuy nhiên, bức xạ hồng ngoại gần (trong vùng bước sóng từ 750-2500 nm) làm nóng các công trình, thiết bị như các tòa nhà cao tầng, các bồn bể chứa xăng dầu do đó tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt (heat island) nơi đô thị và gây tiêu tốn nhiều năng lượng để làm mát môi trường bên trong các tòa nhà cũng như gây thất thoát xăng dầu do bay hơi. Do hiệu ứng đảo nhiệt, nhiệt độ môi trường không khí trung bình ở đô thị vào buổi chiều, tối cao hơn từ 2-5 oC so với các khu vực nông thôn xung quanh và tạo ra các vùng vi khí hậu nóng bức, khó chịu. Còn bức xạ tử ngoại (bước sóng λ từ 295 - 400 nm) mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng năng lượng bức xạ mặt trời đến trái đất nhưng lại là nhân tố chính gây suy giảm, lão hóa vật liệu hữu cơ. Do vậy vấn đề chống nóng cho các thiết bị, công trình và việc nghiên cứu nâng cao độ bền thời tiết của vật liệu hữu cơ luôn được quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Các nhà khoa học Australia phát triển phương pháp mới giúp tăng hiệu suất sản xuất hydro từ năng lượng mặt trời với các vật liệu chi phí thấp.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có nhiều tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như dầu, khí đốt, than đá đang dần bị cạn kiệt. TS. Phạm Văn Trình và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo và tính chất của pin mặt trời sử dụng cấu trúc lai poly (3,4-ethylene dioxythiophene): poly (styrene sulfonate)/ graphene quantum dots/ vật liệu Si cấu trúc nano/lớp plasmonic bắt sáng gồm các hạt vàng kích thước nano”. Đề tài có hai mục tiêu chính: (i) nghiên cứu tính chất vật liệu cấu trúc lai AuNP/ GQD/PEDOT: PSS và Si cấu trúc nano (SiNW, SiNH và SiNP) và sử dụng để chế tạo pin mặt trời; (ii) xác định hiệu suất và tìm hiểu cơ chế tăng cường hiệu suất của pin mặt trời trong từng trường hợp của cấu trúc lai nói trên.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Texas-Austin đã tìm ra phương pháp sử dụng ánh sáng mặt trời để tách các phân tử oxy ra khỏi nước một cách hiệu quả. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Communications, đại diện cho một bước tiến trong việc áp dụng hydro như một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng năng lượng.
Hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch có trong tự nhiên trên thế giới như dầu hỏa, than đá, khí ga tự nhiên… ngày càng cạn kiệt, vì vậy việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết. Trong các nguồn năng lượng mới có khả năng lựa chọn như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, địa năng lượng,… có một nguồn năng lượng hứa hẹn là Pin nhiên liệu.
Trong bối cảnh tăng nhanh về nhu cầu năng lượng, Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch và xanh, từ bỏ dần các nguồn năng lượng hóa thạch, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng. Chính sách này đã giúp cung cấp điện một cách tích cực, đặc biệt là trong thời gian gần đây tại miền Bắc khi đối mặt với tình trạng thiếu nguồn và tăng cao phụ tải, đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn 2021-2025.
Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 [9] 10 Tiếp







© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->