Xã hội-Nhân văn

Trong tiến trình phát triển, các dân tộc đều hướng tới việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa phục vụ cuộc sống của mình. Sản phẩm văn hóa là sản phẩm của lịch sử và luôn mang dấu ấn của thời đại. Hiện nay, nhiều sản phẩm văn hóa mới ra đời phục vụ cuộc sống và sự phát triển của con người. Một trong những hoạt động trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa là hoạt động du lịch.Hoạt động du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc tạo nên các sản phẩm du lịch từ văn hóa chính là thành quả của “Văn hóa Du lịch”. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng. Đây là vùng đất có trên 20 tộc người sinh sống, ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ chính là Môn - Khơme và Nam Đảo: “Nhóm Môn - Khơme (21 ngôn ngữ): Khơme, Ba na, Xơ đăng, Cơ ho, Hrê, M’nông, Xtiêng, Bru Vân Kiều, Cơ tu, Tà Ôi, Mạ, Co, Gié Triêng, Xinh mun, Chơ ro, Mảng, Kháng, Rơ măm, Ơ đu, Brâu. Ngữ hệ Nam Đảo (5 ngôn ngữ); Gia rai, Ê đê, Chăm, Raglai, Chu ru” (1). Các tộc người ở đây là những chủ thể đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của văn hóa Tây Nguyên.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga, Hoàng Thị Phượng và Bùi Thị Mỹ Anh thực hiện.
Thành nhà Hồ là một tòa thành đá độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á và châu Á vào TK XV. Sự độc đáo của nó là ở giá trị kiến trúc của một kinh đô, lại xây dựng theo kiểu pháo đài quân sự. Nhiều hiện vật vẫn còn bị chôn vùi dưới lòng đất, những câu chuyện về việc xây dựng thành vẫn luôn là một ẩn số... Song, bằng giá trị của số ít hiện vật được khai quật, cộng với lối kiến trúc độc đáo không thể nhầm lẫn với bất kỳ một công trình kiến trúc nào khác, thành nhà Hồ đủ điều kiện lọt vào tầm ngắm của UNESCO. Vào ngày 27-6-2011, tại Paris (Pháp), thành nhà Hồ vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Sự kiện quan trọng này là một cơ hội lớn, mở ra những tiềm năng quảng bá du lịch cho Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói chung.
Nghiên cứu do tác giả Lương Đức Dũng – Bộ Công an tực hiện nhằm mục tiêu đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens-Jonhson và Lyell do Carbamazepine và Allopurinol.
Nếu đến với phố cổ Hội An (Quảng Nam) để được tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa đặc trưng của cuộc sống đô thị TK XVI - XVII với những ngôi nhà, phong tục, lễ hội, ẩm thực, kiến trúc... qua đường nét pha trộn của nhiều nền văn hóa như Nhật Bản, Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc... thì khi đến với làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, du khách được hòa mình, chiêm ngưỡng một bảo tàng sống về lối sống rất đặc trưng, điển hình cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước Việt Nam.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL theo hướng tích cực đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, thực tế cũng bộc lộ những mặt yếu kém, những điều nghịch lý, những vấn đề xã hội bức xúc trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nếu kinh đô Thăng Long xưa từ trong cung phủ đã có một lối hát cửa quyền phát tán thành một dòng dân gian chuyên nghiệp là hát Ả đào và vẫn thịnh đạt dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, hoặc là đã từ trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong phát tán thành một lối gọi là Ca Huế (gồm cả ca và đàn).
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Văn Tân và Nguyễn Văn Trí – Bộ môn Lão khoa, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá kết quả ngắn và trung hạn (3 năm) của phương pháp tái tưới máu xâm lấn (can thiệp động mạch vành qua da) và nội khoa bảo tồn trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở 2 nhóm bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi.
Vai trò của nghệ thuật múa các tộc người được thể hiện trong các lĩnh vực: lễ hội, lao động, tục cưới, tục tang và trong văn hóa tâm linh. Các tộc ít người có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo vùng, miền khác nhau, song, phổ biến là các nghi thức, lễ hội, tín ngưỡng, tết, giao duyên, đồng dao, cưới xin, tang ma, giao lưu văn hóa.
Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.





© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->