Cơ khí

Loại dao cạo mủ cao su này do kỹ sư Đỗ Kim Thành và các cộng sự tại Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam, tại Bình Dương chế tạo.
Máy do kỹ sư Phạm Tú Anh Vũ (Đồng Nai) sáng chế (ảnh). Để hoạt động, máy sẽ được gắn vào máy cày hai bánh. Máy có thể gieo các loại hạt giống như: bắp, đậu…
Xe gắn máy được cải tiến để có thể sử dụng được nhiều loại nhiên liệu như xăng, LPG, và biogas. Đó là một nghiên cứu mới của Phòng Thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong, trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học California (Mỹ) đã tạo ra robot có thể nhảy và thăng bằng trên không giống như thằn lằn.
Các nhà khoa học ở Đại học New South Wales (Australia) ngày 5/1 đã công bố phát minh về một loại dây siêu nhỏ, nhỏ hơn 10.000 lần so với một sợi tóc, song lại có khả năng truyền tải không kém một sợi dây bọc đồng.
Hàn Quốc đang “trình làng” một sản phẩm nghiên cứu mới nhất của họ trong lĩnh vực máy bay không người lái - một loại “máy bay lai” (convertiplane), vừa có cánh quạt thẳng đứng như trực thăng vừa có cánh cố định.
Nhà hàng Dalu Rebot ở Tây An, Trung Quốc đã sử dụng toàn bộ robot để thay thế người phục vụ.
Vừa qua, Hội nông dân phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng, tổ chức cuộc thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV và đã thu hút nhiều giải pháp kỹ thuật của nông dân gửi về tham dự.
Dây nano silic đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học, do tính chất vật lý mới lạ của chúng và tiềm năng ứng dụng trong việc hiện thực hóa các thiết bị nano đa chức năng, như: bộ phát sóng ánh sáng với bước sóng vùng ánh sáng xanh, cảm biến quang học với độ nhạy sáng cao…
Người dân ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành - Tiền Giang) luôn coi rau má là cây trồng mang lại lợi nhuận cao bởi vốn đầu tư ít nhưng bán được giá. Tuy nhiên, khi vào mùa, nhân công khan hiếm, việc thu hoạch trở nên khó khăn, không ít hộ chấp nhận nhìn rau má héo úa. Từng rơi vào cảnh này nên anh Nguyễn Giáp đã mày mò sáng chế ra loại máy có thể thu hoạch rau má nhanh, gọn, tiết kiệm công sức, và anh đã thành công.
Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->