Giải pháp

Trong bối cảnh tăng nhanh về nhu cầu năng lượng, Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch và xanh, từ bỏ dần các nguồn năng lượng hóa thạch, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng. Chính sách này đã giúp cung cấp điện một cách tích cực, đặc biệt là trong thời gian gần đây tại miền Bắc khi đối mặt với tình trạng thiếu nguồn và tăng cao phụ tải, đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn 2021-2025.
Sự phát triển "nóng" của các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, trong thời gian gần đây đã và đang tạo ra áp lực đối với việc đảm bảo dịch vụ hỗ trợ cho hệ thống điện, do tính không chắc chắn về công suất phát từ nguồn năng lượng tái tạo. Do đó, việc xây dựng các cơ chế pháp lý và kỹ thuật để kiểm soát sự phát triển của các dự án trong lĩnh vực này trở nên rất cấp bách.
Theo Bộ Công Thương, việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ.
Chiều ngày 25/4/2024, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác về khoa học công nghệ giữa Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường (ISTEE) và Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (NEWTATCO).
Với mục tiêu xây dựng phần mềm dự báo công suất phát ngắn hạn của nhà máy điện mặt trời qui mô công nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, TS. Nguyễn Quang Ninh và nhóm nghiên cứu Viện Khoa học năng lượng đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phương pháp và xây dựng phần mềm dự báo công suất phát ngắn hạn của nhà máy điện mặt trời ứng dụng trí tuệ nhân tạo” (Mã số: VAST07.01/21-22). Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN xếp loại A.
Nhiệm vụ: “Nghiên cứu chế tạo màng phủ chống phản xạ cho kính tấm nhằm ứng dụng cho tấm panel pin năng lượng mặt trời" mã số: UDPTCN 03/20-22 do Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện có ý nghĩa khoa học, có tính ứng dụng, thực tiễn cao và được Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ đánh giá “Xuất sắc”.
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường carbon và hàm ý chính sách với Việt Nam".
Năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, nhưng nó vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố thời tiết. Để ổn định hệ thống điện và giảm sự không ổn định từ nguồn điện mặt trời, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển phần mềm dự báo công suất của các tấm pin mặt trời bằng trí tuệ nhân tạo. Sáng tạo này thể hiện khả năng đối phó với thực tế của sinh viên Thủ đô.
Thực hiện "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-1-2006, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai và đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nhiều lĩnh vực, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, để ứng dụng này đến gần hơn với cuộc sống, Việt Nam cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò của năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trước 1 2 3 4 5 6 [7] 8 9 10 Tiếp




Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->