Cơ khí

Anh Ðinh Phạm Tiến Vĩnh cùng các cộng sự ở Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị quạt gió công suất lớn cho dây chuyền sản xuất xi-măng lò quay công suất 2.500 tấn clanh-ke/ngày.
Với mong muốn đóng góp một thiết bị phục vụ cho lĩnh vực quân sự, 5 sinh viên Khoa Kỹ thuật hàng không K52, ĐH Bách khoa Hà Nội (Vũ Văn Thư, Lê Tuấn Long, Từ Đức Tuấn, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khang Ninh) đã nghiên cứu, chế tạo mô hình và bộ thí nghiệm máy bay cánh vẫy.
Một giáo viên robot có khả năng giám sát mức độ tập trung của học sinh và thu hút sự chú ý của bọn trẻ hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng ngủ gật.
Anh Lê Tân Kỳ (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre, Bến Tre) nghiên cứu chế tạo thành công máy gọt vỏ dừa tươi, thiết bị gọt vỏ di động và máy xay vỏ dừa tươi làm phân.
Đây là thiết bị do KS. Nguyễn Chí Tâm, Công ty TNHH Nguyễn Chí, làng nghề gạch ngói Phú An, huyện Tây Sơn, Bình Định chế tạo. Thiết bị tự động phun mùn cưa vào cửa lò. Khi cửa lò cháy mạnh đủ lửa thì thiết bị tự động ngưng, khi thiếu lửa tự động phun trở lại.
Hai nhà khoa học Floyd Mueller và Eberhard Grather, tại phòng thí nghiệm Exertion Games Lab thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne - Úc, đã phát minh một loại robot bay đồng hành với người chạy bộ tập thể dục, được đặt tên là Joggobot
Một công ty ở Thượng Hải (Trung Quốc) đang lên kế hoạch tung ra thị trường một loại rô-bốt nấu ăn công nghệ cao có khả năng cắt lắt, khuấy và phục vụ thức ăn vào tháng 6/2012 này.
Sáng ngày 3.6.2012 tại Quảng Ngãi, Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất đã tiến hành hạ thủy, bàn giao tàu chở dầu 104.000 tấn cho Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans). Đây là lần đầu tiên Việt Nam đóng mới thành công tàu có trọng tải lớn nhất từ trước tới nay.
Khi lốp bị “non” không những làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu mà còn gây khó khăn trong việc điều khiển chiếc xe có thể gây nguy hiểm cho những người ngồi trong xe.
Khởi phát ý tưởng từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, qua nhiều bước cải tiến và nâng cấp, máy phổ kế huỳnh quang tia X do nhóm tác giả của Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo là thiết bị phân tích, xác định tuổi vàng, và phát hiện các tạp chất trong hợp kim vàng có độ tin cậy cao.
Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->