Cơ khí

US-2 là loại thủy phi cơ do Nhật Bản nghiên cứu và chế tạo. Điểm nổi bật của nó là có động cơ khỏe, cất hạ cánh được trên mặt nước cả khi sóng cao đến 3m. Nó được sử dụng trong tìm kiếm cứu nạn và trợ chiến rất hiệu quả cho đội tàu hải quân.
Công ty hàng đầu của Tây Ban Nha trong phát triển xe đua ”xanh” Quimera Responsible Racing, công ty Alex Letteriello của Vương quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu tại Evelio Electric Supercars đã hợp tác để phát triển một siêu xe thể thao chạy điện trong các cuộc thi drift xe.
Kỹ sư Nguyễn Minh Văn, Công ty Thiết bị công nghiệp MTC (quận 3 - TPHCM) đã tham khảo một số mẫu máy của nước ngoài, sau đó chế tạo ra máy sản xuất viên nhiên liệu làm chất đốt từ mùn cưa, dăm bào (chất thải sinh khối) và xây dựng được quy trình kỹ thuật để xử lý các nguyên liệu mùn cưa, dăm bào trước khi đưa vào máy ép thành viên nhiên liệu.
Một nhóm sinh viên khoa Thiết kế Kỹ thuật thuộc trường Đại học Aston ở Birmingham, Anh, đã sáng chế ra một chiếc ô tô sinh thái toàn bằng những vật liệu tận dụng.
Ngày 17/7, Hội đồng nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, chế tạo robot sơn” đã có buổi làm việc với Trung tâm Thiết kế chế tạo thiết bị mới (Neptech) thuộc Sở KH-CN TP.HCM.
Con tàu độc đáo FLIP thuộc sở hữu của hải quân Mỹ có khả năng chuyển từ trạng thái nằm ngang trên mặt biển sang thẳng đứng bằng cách bơm 700 tấn nước biển vào phần đuôi tàu và đẩy không khí lên phần đầu tàu.
Bằng kinh nghiệm của mình, "kỹ sư chân đất" ở An Giang đã cải tiến những chiếc máy gặt đập của Trung Quốc thành máy kéo lúa "made in Việt Nam" và hoạt động khá hiệu quả.
Hơn 100 chiếc xe chạy băng băng trên đường đua trước sự reo hò, cổ vũ của đông đảo sinh viên khoa cơ khí, Trường đại học bách khoa TP.HCM. Điểm đặc biệt là tất cả xe đều sử dụng một nguồn năng lượng duy nhất, đó là cái lò xo trong bẫy chuột.
Máy bón phân do kỹ sư Đinh Lê Thiện Phục, phường Tam Bình, quận Thủ Đức chế tạo.
Bộ cảnh báo gas thông minh do kỹ sư Lê Tiến Thắng sáng chế đã chính thức ra thị trường.
Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->