Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Trong nghiên cứu này, kỹ thuật bao gói nén đùn (EM) và nhũ hóa (IM) (có và không có bổ sung cỏ ngọt) đến hiệu suất bao gói và khả năng tồn tại của Lactobacillus plantarum LV 11 trong dịch dạ dày nhân tạo (SGF) và muối mật nhân tạo (SIF) được khảo sát.
Chuối xanh được xem là loại trái cây chứa hàm lượng tinh bột kháng tự nhiên cao, đây là loại tinh bột có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tạo sản phẩm chức năng từ tinh bột chuối Laba và lợi khuẩn Lactobacillus plantarum đã được vi gói.
Ba loại nấm bệnh được phân lập từ trái chôm chôm nhiễm bệnh bao gồm Lasiodiplodia sp., Fusariumsp., Lasmenia sp.. Các triệu chứng biểu hiện có thể nhận dạng như thối mờ hay thối đen được gọi tắt như bệnh TM và bệnh TD. Tác nhân gây các bệnh thối này chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện của pH của môi trường nuôi cấy và dòng vi khuẩn đối kháng được phân lập từ phòng thí nghiệm Vi sinh Trường Đại học Tiền Giang khi khảo sát trong điều kiện in vitro.
Nghiên cứu do các tác giả Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân - Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tìm hiểu thông số vận hành khu đất ngập nước trồng cây bách thủy tiên để tạo cảnh quan và xử lý nước thải sinh hoạt, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân thông qua việc bán cây kiểng.
Sữa chua là sản phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có mùi vị hấp dẫn. Mắc ca là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Bổ sung nhân mắc ca vào sữa chua có tác dụng làm tăng giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan cho sản phẩm. Đã xác định được hàm lượng nhân mắc ca 4% là thích hợp để sản xuất sữa chua. Phân tích các chỉ tiêu hóa sinh, vi sinh, cảm quan và đã xác định được hàm lượng chế phẩm sinh học 2%, nhiệt độ lên men 37oC và thời gian lên men 18 giờ là thích hợp để sản xuất sữa chua mắc ca.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Hoàng Thái Hà, Nguyễn Thanh Nam, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Trung Trực, Lâm Hòa Hưng, Huỳnh Thị Phương Thảo, Cao Tấn Pul, Ôn Tiểu Phương - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của chế độ xử lý sóng siêu âm đến sự thay đổi màu sắc, tốc độ hô hấp, độ cứng và hoạt tính chống oxy hóa của trái đậu bắp sau thu hoạch.
Để đa dạng cách thức sử dụng nguồn dược liệu quý saffron tách từ nhụy hoa nghệ tây (Crocus sativus), nghiên cứu đã bước đầu xây dựng được quy trình chế biến trà thảo dược nhụy hoa nghệ tây và cỏ ngọt đóng chai.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thanh Giao, Phùng Thị Hằng, Lê Thị Diễm Mi, Huỳnh Thị Hồng Nhiên -Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tính đa dạng thực vật bậc cao tại khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
Nghiên cứu do các tác giả Võ Thái Dân, Phạm Hữu Nguyên, Trần Văn Thịnh, Nguyễn Châu Niên, Nguyễn Thị Lan Phương, Phạm Thị Thùy Dương, Nông Hồng Quân - Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhằm mục tiêu của nghiên cứu là phân tích một số tính chất vật lý và hóa học quan trọng của đất nhằm đánh giá sự phù hợp của đất đai đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->