Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Trong thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Để tận dụng nguyên liệu sẵn có, phát huy thế mạnh vùng miền, phối trộn thức ăn tinh nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn nuôi, người chăn nuôi cần quan tâm một số nội dung sau:
Nấm linh chi là thảo dược quý đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Trong quá trình trồng nấm linh chi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề, đơn cử như là sâu bệnh, hư bịch, nấm không phát triển…
Cây vải sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm chởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm.
Trong Nuôi trồng thủy sản, phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là khâu rất quan trọng do dịch bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh động vật thủy sản nói chung và bệnh cá nói riêng có xảy ra hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều kiện làm bệnh phát sinh. Nắm chắc được nguyên nhân và điều kiện phát sinh để có giải pháp phòng trị bệnh tích cực, hiệu quả cho cá nuôi. Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do thời tiết diễn biến bất thường, gây biến động các yếu tố môi trường, giảm sức đề kháng của các loài thủy sản nuôi; quy hoạch, thiết kế, các vùng nuôi chưa đảm bảo, không có ao chứa, lắng để xử lý nước cấp nên chưa chủ động nguồn nước; một số vùng nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước chung dẫn đến việc các hộ bị dịch bệnh tự ý xả ra các hộ khác cấp nước vào làm lây lan dịch bệnh; ý thức của người dân chưa cao, nhiều hộ cố tình giấu dịch, không báo hoặc báo không kịp thời, tự xả nước ra môi trường khi chưa được xử lý…
Những năm gần đây, việc ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Việt Nam không còn quá xa với bà con nông dân, bởi tôm đang có vị thế lớn trong thị trường nông sản xuất khẩu của nước ta. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà màng đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng từ rất lâu như Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc,…. và đạt được năng suất gấp nhiều lần so với việc nuôi tôm theo phương pháp truyền thống. Có thể nói đây là mô hình công nghệ tiên tiến nhất thế giới với nhiều ưu điểm nổi bật và nâng cao sản lượng thương phẩm rõ rệt qua mỗi mùa vụ.
Cây cam là loại cây cho ăn quả với giá trị kinh tế cao. Để cây cho năng suất cao, chất lượng quả tốt cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quyết định chủ yếu đối với vườn cam. Đặc biệt đối với các giai đoạn nhạy cảm của vườn cam như giai đoạn chăm sóc cây sau thu hoạch, giai đoạn cây chuẩn bị cho ra hoa đậu quả,… cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng để có một vườn cam đảm bảo năng suất và chất lượng.
Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với đàn trâu bò và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình đã tự dành ra một phần đất nông nghiệp để trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Nhưng cỏ chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ hè thu và vụ xuân. Do vậy, khi mùa đông đến vấn đề giải quyết thức ăn thô xanh cho trâu, bò vẫn còn hạn chế.
Hiện nay ở Việt Nam, cây hoa lily là một trong các loại hoa có giá trị kinh tế cao nhất và xếp vị trí thứ 4 sau hoa hồng, cúc, lay ơn. Hoa lily đã được trồng từ rất lâu đời, nhưng chủ yếu ở vùng Đà Lạt. Trong những năm gần đây, hoa lily đã được đưa vào trồng phổ biến không chỉ ở miền Nam, mà còn trồng ở miền Bắc và hầu như tất cả các vùng miền trong cả nước. Diện tích trồng hoa lily tăng lên rõ rệt, năng suất và chất lượng ngày cũng một nâng cao.
Cúm gia cầm là một căn bệnh gây ra bởi virus cúm loại A, có thể lây nhiễm cho cả gia cầm hoang dã và gia cầm nuôi. Có hai loại virus cúm lâm sàng ở gia cầm: nguy cơ gây bệnh cao (HP) và nguy cơ gây bệnh thấp (LP). Các chủng cúm gia cầm của HP có thể lây lan nhanh chóng giữa các đàn gia cầm và có thể gây ra suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao, đột ngột. Các chủng LP của cúm gia cầm hình thành như nhiễm trùng không triệu chứng, bệnh hô hấp hoặc giảm sản xuất trứng. Cúm gia cầm là một trong những bệnh truyền lây giữa người và động vật, khi dịch xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội và sức khỏe con người. Vì vậy, cần hiểu rõ đặc điểm và tác hại của bệnh để đề ra biện pháp phòng chống bệnh dịch có hiệu quả.
Đất lúa cần được thường xuyên bồi bổ mùn hữu cơ và các vi sinh vật có lợi, khôi phục trạng thái màu mỡ sau thời gian bị tác động bởi phân, thuốc hóa học. Để giải quyết yêu cầu này, rơm rạ chính là nguồn hữu cơ rất tốt để cung cấp trở lại nguồn hữu cơ cho đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch lúa.
Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->