Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nuôi tôm trong ruộng lúa chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được coi là mô hình canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại nhiều địa phương trong vùng. Trên những cánh đồng trồng lúa tại các khu vực nhiễm mặn thấp, bà con thường luân canh hoặc xen canh các đối tượng khác nhau trên cùng diện tích nhằm phát huy mối tương tác lẫn nhau giữa các loài thủy sản nuôi (tôm sú, tôm càng xanh hoặc thủy sản khác) với cây lúa trong hệ sinh thái ruộng lúa. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thời tiết và khí hậu như đ. xảy ra trong vài năm gần đây, nhất là với các hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài, nước biển dâng cao và xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền thời gian qua, đòi hỏi phải có những biện pháp kỹ thuật phù hợp để “giải mặn, tích ngọt” khi nuôi tôm trong ruộng lúa nhằm đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì hiệu quả của mô hình sản xuất này và góp phần phát triển bền vững.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ thuỷ phân nấm hương, thu nhận phân đoạn có hoạt tính sinh học.
Nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò) là một trong những loại nấm tươi rất được ưa chuộng ở Việt Nam nhờ giá thành phải chăng và giàu dinh dưỡng. Nấm bào ngư có tên khoa học là pleurotus ostreatus, tên tiếng Anh là oyster mushroom. Nấm sò có hình thái quả thể tai nấm dạng phễu lệch, phiến mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm sò còn non có màu sắc sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành, màu trở nên sáng hơn. Nấm sò là loại dễ trồng, năng suất cao, ăn ngon; thích hợp trồng trên mạt cưa, bã mía và rơm, rạ.
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết trong vài năm gần đây, nhất là với các hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài, nước biển dâng cao và xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng, biện pháp kỹ thuật phù hợp trong cải tạo đất “giải mặn, tích ngọt” khi gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm nhằm đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu được xem là yếu tố thành công của mô hình này hiện nay. Nuôi tôm trong ruộng lúa chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được coi là mô hình canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại nhiều địa phương trong vùng. Trên những cánh đồng trồng lúa tại các khu vực nhiễm mặn thấp, bà con thường luân canh hoặc xen canh các đối tượng khác nhau trên cùng diện tích nhằm phát huy mối tương tác lẫn nhau giữa các loài thủy sản nuôi (tôm sú, tôm càng xanh hoặc thủy sản khác) với cây lúa trong hệ sinh thái ruộng lúa.
Mô hình “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất lúa là một trong những mô hình giúp nông dân tiếp cận phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiệu quả cao. Hiện mô hình này góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả canh tác lúa, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, đồng thời hưởng ứng. Chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Dưới đây là biện pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. - 3 giảm: Giảm lượng giống - Giảm thuốc bảo vệ thực vật - Giảm lượng phân đạm. - 3 tăng: Tăng năng suất – Tăng chất lượng - Tăng hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Trong chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa bệnh để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là điều trị bệnh. Chăn nuôi hữu cơ tập trung vào việc nâng cao điều kiện sống của vật nuôi và làm tăng khả năng miễn dịch của chúng.
GroFarm là giải pháp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao đang được nhân rộng triển khai tại các tỉnh ven biển với mục tiêu quản lý môi trường nuôi tôm tốt nhất, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Nếu áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm 3 giai đoạn thì chẳng những lợi về của mà còn lợi về người. Tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng cao, năng suất cao, đặc biệt hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp chính là những ưu điểm lớn nhất của nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn mà bà con thường nghe nhắc đến. Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng GroFarm được Công ty Grobest (VN) chuyển giao miễn phí cho các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng và đã được đánh giá là phù hợp với điều kiện nuôi tại các tỉnh ven biển. Sau đây là quy trình nuôi tôm áp dụng công nghệ GroFarm đã được công ty thử nghiệm và dần hoàn thiện trong hai năm vừa qua.
Tre điềm trúc có tên khoa học Dendrocalamus ohhlami Keng.f, thuộc họ hòa thảo (Poaceae). Đây là loại cây trồng đa tác dụng, ngoài việc lấy măng làm thực phẩm (măng tre là loại rau sạch được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao), thân tre còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất tăm, đũa, ván ép, bột giấy, .... Măng còn là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid,axit amin cao, chất xơ hợp lý, ngay cả lá của chúng cũng được sử dụng gói bánh và chiết suất chế biến để sử dụng cho nhiều mục đích ở các nước có nền công nghệ sinh học phát triển cao như: Nhật, Đài Loan, Singapore...Đặc tính sinh thái: Là loại tre có thân mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác, thân không có gai, thẳng, thành vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7-8m, đường kính 9-12cm, măng to, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không.
Cá song, còn được gọi với tên phổ biến hơn là cá mú, là loài cá biển có thịt thơm ngon, dễ ăn và là món khoái khẩu của nhiều người, được xem là đặc sản của vùng biển Việt Nam. Cũng như các loại cá biển khác, thịt cá song chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Với thành phần protein rất cao, lại kèm theo những nguyên tố vi lượng như kẽm, magie, phospho, các vitamin, cá song có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong cá cũng giàu axit béo omega-3 rất có lợi cho tim mạch. Quy trình này áp dụng cho các hộ dân và các cơ sở nuôi cá biển có điều kiện tự nhiên thích hợp với nuôi cá song chấm nâu/ cá mú chấm cam Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) và phù hợp với quy hoạch nuôi biển của Việt Nam.
Mãng cầu ta là một trong những loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua diện tích này được tăng nhanh nhờ giá cao và luôn ổn định. Để kéo dài thời gian thu hoạch của na, tránh tình trạng được mùa mất giá, người dân đã áp dụng giải pháp kỹ thuật giúp điều chỉnh na ra hoa, đậu quả trái vụ. Tuy nhiên việc xử lý cho na trái vụ cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình sâu bệnh hại và thời tiết bất thuận muốn đạt được năng suất chất lượng cao, cần phải nắm vững một số yếu tố kỹ thuật xử lý để cây ra trái vụ.
Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->