Môi trường

Khu Liên hợp xử lý rác thải (LHXLR) Ða Phước của TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án môi trường lớn nhất nước. Ðây cũng là dự án hiếm hoi với nguồn vốn 100% nước ngoài, đầu tư công nghệ xử lý rác hiện đại nhất hiện nay cho lĩnh vực môi trường.
Công tác quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đổng và chất lượng cuộc sống của người dân. Để khắc phục tình trạng trên, Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật Y Dược (Trường Đại học Y - Thái Bình) đã nghiên cứu thành công giải pháp xử lý rác thải bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB (bộ vi sinh vật hữu ích), nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm tại các bãi rác và xử lý các chất thải, phê thải nông nghiệp.
Ứng phó biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những phương thức góp phần thực hiện ứng phó biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả là sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng.
Trung Quốc mới đây thử nghiệm thành công một loại máy bay không người lái được thiết kế chức năng rải chất xúc tác hóa học để làm tan sương mù và khói bụi ô nhiễm.
Chiều 12/3, lãnh đạo Thành phố Cần Thơ đã tiếp đoàn International Enterprise (IE) Singapore và cơ quan xúc tiến thương mại Singapore. Tại buổi làm việc, hai bên cùng bàn bạc về khả năng hợp tác trong vấn đề cung cấp nước sạch cho Thành phố Cần Thơ. Phía đoàn Singapore đã giới thiệu công nghệ mới nhất về xử lý nước thải, nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, đang được áp dụng thành công tại nước bạn, đó là công nghệ màng lọc gốm.
Hiện nay, ở nước ta nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước ngầm. Nhưng nguồn nước này ở một số khu vực bị ô nhiễm, chứa các chất có hại cho sức khỏe con người như các kim loại nặng, các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, halogen và một số hợp chất hữu cơ khác...
Tạp chí Công nghệ chế biến nhiên liệu (Fuel Processing Technology) vừa đưa tin các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới có thể tái chế các loại túi plastic thành dầu diesel, khí đốt, dung môi, xăng, sáp, dầu bôi trơn cơ khí v.v…
Con số thống kê cho biết hằng năm chỉ riêng ở nước Mỹ có đến 455.000 tấn vỏ trứng phế thải cần phải được xử lý. Để tránh lãng phí, các nhà khoa học tại Đại học Aveiro (Bồ Đào Nha) đã phát triển công nghệ biến vỏ trứng thành hàng gốm sứ.
Chất thải của con người có thể được chuyển đổi thành nguồn phân bón quý giá, nếu người ta chấp nhận yếu tố khó chịu này.
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu thành công Thiết bị ứng dụng vật liệu nano để xử lý nước nhiễm Asen và nước vùng ngập lũ phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn.



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->