Năng lượng

Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chiến lượng năng lượng hydrogen. Dưới đây là nội dung chính của báo cáo.
Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên về bức xạ mặt trời và tốc độ gió lớn để phát triển năng lượng tái tạo. Với lợi thế đó, từ năm 2019, Ninh Thuận phát triển nhanh các trang trại điện gió, mặt trời để đến cuối năm 2024 đã hình thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Tương lai gần, khi nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 đi vào vận hành (cùng với nguồn thủy điện, thủy điện tích năng và điện LNG), nơi đây sẽ trở thành Thủ phủ năng lượng sạch của nước ta.
Tập đoàn Việt Nam Vingroup đã đệ trình kế hoạch phát triển các dự án năng lượng tái tạo và điện chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) quy mô lớn tại Việt Nam trong thập kỷ tới.
Sau một giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2025, Việt Nam đã tiết kiệm được 448.000 kWh điện, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng. Đây là kết quả thống kê từ Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), ghi nhận vào khoảng thời gian từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025.
Để khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh, thành phố Hà Nội sẽ có cơ chế, chính sách thúc đẩy để tiến trình chuyển đổi được diễn ra nhanh hơn.
Ngày 27/3, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với VinFast Energy, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến cho hệ thống điện mặt trời mái nhà. Hợp tác này không chỉ hướng đến khách hàng cá nhân mà còn mở rộng đến các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch và bền vững tại Việt Nam.
Sự phát triển vượt bậc của năng lượng tái tạo đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Tình hình chuyển dịch năng lượng toàn cầu đang có những tín hiệu tích cực khi dự báo lượng khí thải sẽ đạt đỉnh vào năm 2024. Sự bùng nổ của điện mặt trời và các hệ thống lưu trữ năng lượng đang góp phần quan trọng vào quá trình giảm phát thải. Các quốc gia trên thế giới đang tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, tiến trình này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Những công nghệ then chốt như hydro xanh và thu giữ carbon (CCS) vẫn chưa phát triển đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu giảm phát thải một cách hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ sạch, đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng.
Dự án lưu trữ năng lượng pin Summerfield đã ký thỏa thuận mua bán có thời hạn mười năm với Origin Energy.
Vừa qua, UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn TPHCM.
Trước 1 2 3 [4] 5 6 7 8 9 10 Tiếp
Năng lượng mới  
   



Danh mục và lộ trình loại bỏ thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp
Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.





© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->