Vỏ trái đất đầu tiên: Bí ẩn về lục địa ra đời trước kiến tạo mảng địa chất
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lớp vỏ trái đất đầu tiên, hình thành cách đây hơn 4,5 tỷ năm, đã có những đặc điểm hóa học tương tự như các lục địa hiện đại ngày nay.

Sinh vật

Dự án Rhisotope được triển khai với mục đích ngăn chặn nạn săn trộm bằng cách đưa đồng vị phóng xạ liều thấp vào cơ thể 20 con tê giác sống.
Biện pháp này giúp giảm thiểu bệnh héo xanh trên hoa cúc và hoa vạn thọ, đồng thời bảo đảm an toàn cho môi trường, có thể triển khai rộng rãi tại các vùng trồng hoa.
Loài hoa bí ẩn lần đầu được tìm thấy vào năm 1992 chỉ với một mẫu vật duy nhất được bảo quản trong bảo tàng.
Một loài thực vật trong suốt (không có diệp lục) lần đầu tiên được ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam tại một khu rừng ở Thanh Hóa.
Một loài thực vật mới thuộc họ Thu hải đường, có tên Thu hải đường hoa thưa đã được phát hiện trong rừng kín thường xanh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
Nghiên cứu mới cho thấy loài rùa biển đang ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách làm tổ sớm hơn.
Nấm Pyricularia oryzae là một trong những đối tượng gây bệnh đạo ôn ở cây lúa. Cơ chế lây nhiễm là xâm nhiễm trực tiếp qua màng sinh chất, tiết ra độc tố tế bào và hình thành tế bào truyền nhiễm chuyên gây bệnh cho cây lúa ở một số loài (Muni & Nadarajah, 2014). Vì vậy, chế phẩm chứa các hoạt chất sinh học từ vi sinh vật có khả năng kháng nấm gây bệnh và không gây hại cho con người với môi trường, là biện pháp đầy tiềm năng để quản lý nấm gây bệnh trên lúa. Thuộc nhóm vi sinh vật có lợi, vi khuẩn và xạ khuẩn vùng rễ được biết đến là nhóm ứng dụng khả năng đối kháng trong việc phòng trị bệnh do nấm gây ra. Nghiên cứu này đã sàng lọc được 11 chủng xạ khuẩn và 10 chủng vi khuẩn có hoạt tính chitinase cao, từ 09 mẫu đất vùng rễ lúa tại tỉnh Kiên Giang.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra trên nhiều loại cây trồng. Trong đó, ớt là một trong những cây trồng bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng. Ở Việt Nam, Lâm Đồng là một trong những địa điểm trồng ớt nhiều nhất cả nước và bị ảnh hưởng nhiều do bệnh thán thư gây ra. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học được hướng đến trong phòng trừ bệnh hại trên cây trồng vì vừa hiệu quả vừa an toàn. Trong các đối tượng vi sinh vật, vi khuẩn Pseudomonas có nhiều cơ chế đối kháng với các nấm gây bệnh thán thư. Trên cơ sở đó, nghiên cứu phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng đối kháng tốt với nấm Colletotrichum scovillei gây bệnh trên cây ớt ở Lâm Đồng đã được thực hiện.
Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) là một trong những vi khuẩn gây bệnh và làm tổn thất đáng kể cho nghề nuôi cá ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Nhiều giải pháp điều trị bệnh khác nhau đã được áp dụng nhưng việc kiểm soát vi khuẩn này vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập được thể thực khuẩn (TKT/phage) có khả năng ly giải vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá điêu hồng nuôi lồng bè ở tỉnh Vĩnh Long.
Đậu phộng là loại cây thực phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm sinh học giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cây đậu phộng trong điều kiện nhiệt độ tăng cao là một vấn đề đang được chú trọng quan tâm.
Trước 1 2 3 [4] 5 6 7 8 9 10 Tiếp
Đánh giá một số điều kiện tối ưu trong quá trình chiết xuất cao chiết từ lá bơ Booth thu tại Đắk Lắk
Cây bơ là một trong những loại cây nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao và cây bơ có nguồn gốc từ Mexico và châu Mỹ. Trong quả bơ chứa nhiều các hợp chất, vitamin có lợi cho sức khỏe, còn trong lá bơ chứa nhiều các hợp chất flavonoid và phenol có khả năng kháng lại vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh viêm loét dạ dày. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cây bơ khá lớn và việc tận dụng được nguồn nguyên liệu lá bơ này sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây bơ. Nghiên cứu này thực hiện đánh giá một số điều kiện tối ưu trong quá trình chiết xuất cao chiết từ lá bơ Booth lấy tại Đắk Lắk.






© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->