Cơ khí

Dapeng Wang - một thành viên của trang thiết bị công nghệ Trung Quốc, đã thông báo trên phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ không người lái "Cát Lâm" sắp kết thúc.
Đề tài “Thiết kế và thi công máy uốn thép ống bán tự động” do nhóm tác giả Lê Phương Long, Trần Hữu Tuyển, giảng viên khoa cơ điện, trường Đại học Lạc Hồng đã thiết kế, chế tạo thành công.
Ở một số nông trại nước Đức, giờ đây người ta sử dụng máy kéo không cần người lái. Tuy vậy, nó vẫn cần mẫn làm việc do được lập trình sẵn và có vệ tinh dẫn đường nên độ chính xác của các cua vòng đầu bờ ruộng chỉ sai lệch vài cm.
Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đưa Hangar, công trình sửa chữa máy bay thân rộng, tại sân bay Tân Sơn Nhất vào hoạt động.
Tại nhà máy Arctech (Phần Lan), các kỹ sư đang chỉ đạo đóng một con tàu phá băng theo nguyên lý mới, không chỉ tịnh tiến về phía trước mà có thể quay xiên, mở chếch sang hai bên 30 độ so với trục để phá băng, nhờ đó chiều ngang tuyến hải hành được mở rộng hơn, thuận lợi cho giao thông trên Biển Bắc.
Từ khi điện thoại và máy tính trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, nhiều người Nhật sợ rằng các loại hình nghệ thuật truyền thống như Shodom hoặc viết chữ thư pháp sẽ bị mai một.
Giới khoa học đang tạo nên những robot là diễn viên hoặc nghệ sĩ để đáp ứng nhu cầu giải trí loài người, bên cạnh công dụng phụ giúp việc nhà hay cung cấp các thông tin cần thiết.
Máy bay... lăn (02/08/2013)
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne (EPFL) đã phát triển thành công nguyên mẫu của loại máy bay không người lái, không chỉ bay trên trời mà có thể dùng đôi cánh để "lăn" trên mặt đất. Thiết bị lạ lùng này được gọi là Daler, theo tên nhà khoa học Ludovic Daler đang làm việc tại phòng thí nghiệm về hệ thống thông minh thuộc EPLF.
Dành cho các dòng xe cao cấp, hộp số 9G-Tronic mới có hiệu suất truyền động cao, nhỏ, nhẹ và dải làm việc lớn hơn thế hệ trước.
Tàu ngầm hạt nhân "Novosibirsk" dự án 885 và và 885M "Yasen-M" của Nga, đã bắt đầu “đặt ky” tại xưởng đóng tàu "Sevmash". Tàu ngầm thế hệ mới này có cấu trúc hoàn toàn mới. Trang VPK( Nga) viết, đáng chú ý là "Yasen-M" lắp hệ thống sonar tìm kiếm mạnh mẽ, được coi là luôn “thấy trước đối phương”.
Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->