Công nghiệp

Công ty SQS thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) chế tạo thành công loại vải lọc dầu mang tên SQS-1 được sản xuất hoàn toàn bằng sợi tái chế của ngành công nghiệp dệt, có khả năng lọc dầu, váng dầu, các chất thải nhiễm dầu trong nước và có khả năng chịu được dòng chảy với lưu tốc tối đa 250 m3/giờ trên 1 m2.
Năm 2012, 13 nhiệm vụ của Đề án ”Phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp đến năm 2020” đã được giao cho các đơn vị thuộc Bộ Công Thương triển khai. Qua hơn một năm thực hiện, nhiều đề tài đã và đang hoàn thành, có tính ứng dụng cao, hiệu quả, có thể áp dụng vào thực tiễn.
Với mục đích chế tạo ra các sản phẩm tấm được tạo hình mà không cần sử dụng khuôn mẫu, rút ngắn thời gian, đi thẳng từ mô hình trên máy tính đến sản phẩm, nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm điều khiển số và kỹ thuật hệ thống (DCSELAB), thuộc Đại học quốc gia TP.HCM, đã nghiên cứu phát triển công nghệ biến dạng cục bộ trên tấm LSF.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Jaen (Tây Ban Nha) đã tạo ra gạch bằng cách trộn chất thải từ ngành công nghiệp giấy với vật liệu gốm xây dựng. Loại gạch này có độ dẫn nhiệt thấp, nghĩa là có vai trò như chất cách điện tốt.
Hydro thường được xem là một nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường triển vọng, nhưng chi phí sản xuất nhiên liệu này tương đối đắt đỏ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được tiến hành tại Đại học Princeton và Đại học Rutgers mở ra cơ hội sản xuất hydro từ nước với chi phí thấp và hiệu quả hơn.
Công ty CP Yến Việt, một công ty thành viên của Tập đoàn Quản lý tài sản và đầu tư VinaCapital vừa ký kết thoả thuận hợp tác nghiên cứu phát triển bền vững ngành yến thiên nhiên Việt Nam và áp dụng quy trình khoa học kiểm định chất lượng YV-PureNest theo tiêu chuẩn quốc tế với Viện Công nghệ sinh học và môi trường (Đại học Nha Trang) và công ty hàng đầu thế giới về kiểm định chất lượng Intertek.
Các kỹ sư thuộc trường Đại học Duke đã chế tạo được một loại polime giúp giữ sạch phần dưới của tàu. Vật liệu giống sơn này chống bám bẩn vỏ tàu bằng cách ngăn chặn các sinh vật biển tập trung trên vỏ tàu nhờ chuyển động tự nhiên trên quy mô rất nhỏ và sau đó, đánh bật vi khuẩn khỏi bề mặt mà không cần hóa chất độc hại.
Tủ lạnh, máy rửa bát và máy giặt thân thiện sinh thái không chỉ tiết kiệm tiền, mà còn tốt hơn cho môi trường. Tự động hóa trong nhà máy có thể gặt hái những thành quả tương tự, nhưng tối ưu hóa các dây chuyền sản xuất không phải dễ. Phần mềm phân tích hiệu quả năng lượng do dự án năng lượng ESTOMAD của châu Âu phát triển, có thể khắc phục trở ngại này.
Lô sản phẩm phân đạm thương mại đầu tiên của Nhà máy Đạm Cà Mau đã được xuất xưởng vào thời điểm cách đây 1 năm (30/1/2012). Đến nay, công nghệ được áp dụng tại nhà máy được đánh giá là tiên tiến và hiện đại nhất Đông Nam Á
Sau khi xuất khẩu sang Lào, công nghệ sản xuất dầu sinh học từ hạt trẩu của PGS.TS Hồ Sơn Lâm, thuộc Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng TP.HCM, được công ty Makkao Lào ứng dụng thành công, đạt hiệu quả cao.



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->