Tự nhiên

Protein trị liệu được sản xuất bằng công nghệ/kỹ thuật sinh học, là một dược phẩm quan trọng có tiềm năng rất lớn để cải thiện sức khỏe con người. Những phân tử protein này về cơ bản là bản sao hoặc phiên bản tối ưu của protein người nội sinh. Chúng có thể được phân lập như các chất xuất hiện tự nhiên từ động, thực vật, hoặc vi sinh vật, hoặc được tạo ra bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Có nhiều loại thuốc protein khác nhau, bao gồm kháng thể đơn dòng, vắc-xin, hóc môn peptide, các yếu tố máu, cytokine, kháng sinh peptide, các loại enzyme trị liệu... Nhiều loại protein tái tổ hợp được phê duyệt gần đây đã được phát triển và sử dụng để điều trị rộng rãi trong lâm sàng, bao gồm cả những bệnh nan giải như ung thư, bệnh tự miễn/viêm nhiễm, hay rối loạn di truyền. Trong tổng quan này, các tác giả nhấn mạnh các xu hướng và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu và phát triển thuốc protein, chủ yếu trên cơ sở công nghệ/công nghiệp protein.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện.
Nghiên cứu tập trung phân tích cách tiếp cận dựa vào thị trường, bao gồm các cơ chế mua bán các-bon, thuế các-bon trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đưa ra các bài học kinh nghiệm quốc tế về triển khai các cơ chế mua bán các- bon và thuế các-bon, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch trích từ trái nhàu,để xác định triển vọng sửdụng loại thực vật tự nhiên này trong các ứng dụng khác nhau liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cây Sâm đá còn gọi là cây khỏe, tên khoa học là Curcuma singularis, thuộc chi Nghệ (Curcuma), họ Gừng (Zingiberaceae). Theo y học cổ truyền, thân rễ cây Sâm đá thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, tăng sinh lực.
Gai ma vương là loại cây thuốc thường dùng trong y học cổ truyền, đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ thế giới ở hạng cực kì nguy cấp (CR). Cây Gai ma vương là loài cây thảo hằng năm mọc bò lan, phân nhiều nhánh. Gai ma vương là một trong những cây có vị thuốc đắng, tính ôn, vào hai kinh bình can và phế, có tác dụng chữa trị các bệnh như nhức đầu, mắt đỏ...
Hiện nay, nguồn nước ngày càng ô nhiễm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự sống của các sinh vật khác. Nước thải từ các quá trình sản xuất (khai khoáng, luyện kim...) khi chưa xử lí chứa hàm lượng các kim loại nặng rất cao như Pb, Cu, Mn... Khi xâm nhập vào cơ thể, ion chì tích tụ gây rối loạn chức năng hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, ngăn cản quá trình chuyển hoá năng lượng của các enzyme. Ion đồng cũng gây một số tác hại nguy hiểm đối với con người: gây kích ứng mũi, miệng và mắt, đồng thời gây đau bụng, nôn mửa…. Vì thế, việc nghiên cứu xử lí các ion kim loại nặng trong nước thải, đặc biệt là ion chì và đồng là một công việc cần thiết.
Nghiên cứu do Nhóm tác giả Huỳnh Lê Huy Cường, Nguyễn Ngọc Phương từ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thực hiện.
Vi tảo Dunaliella salina được sử dụng như một nguồn sắc tố tự nhiên quan trọng, đặc biệt là carotenoid. Sự tăng trưởng và tích lũy sắc tố như diệp lục tố, carotenoid, β-caroten của D. salina ảnh hưởng bởi thành phần dinh dưỡng trong môi trường và điều kiện nuôi cấy.
Vi tảo lục đơn bào chịu mặn Dunaliella bardawil (D. salina var bardawil) là nguồn cung cấp β-caroten tự nhiên, hàm lượng β-caroten đạt đến 14% trọng lượng khô trong điều kiện nuôi cấy bất lợi như cạn kiệt dinh dưỡng, độ muối cao, ánh sáng cao (β-caroten là sắc tố tiền vitamin A phổ biến nhất ở người).
Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.


Xã hội-Nhân văn  
 
Sự cần thiết dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ bước vào giai đoạn hình thành những kỹ năng cơ bản và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cũng như cảm xúc. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ đơn thuần giúp trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, ăn uống, hay sắp xếp đồ dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính tự lập, trách nhiệm, và sự tự tin. Đây là nền tảng cần thiết để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và thích nghi với môi trường xung quanh khi trưởng thành.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->