Phát triển xanh

Với gần ba phần tư hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi nước, trong khi ngày càng có nhiều người sống và ăn ở trên những vùng đất đang trở nên khan hiếm, thì việc sử dụng mặt nước của chúng ta để sản xuất điện sạch sẽ là một ý tưởng tuyệt vời.
Các nhà khoa học Đại học Queen, UK cho biết có khoảng 20,000 tấn nhôm vụn, ở UK bị bỏ đi mỗi năm - số lượng này đủ để làm một con đường từ mặt trăng về trái đất và ngược lại. Vì vậy, nhà khoa học Ahmed Osman tìm kiếm giải pháp để tái chế nhôm lá thành chất xúc tác và tạo ra xăng sinh học.
Tàu lửa chạy bằng dầu diesel - điện vừa chính thức đi vào phục vụ chở khách tại Ấn Độ, chuyến tàu rời ga Safdarjung ở south Delhi, kéo theo 6 toa hành khách với các tấm pa-nô năng lượng mặt trời trên nóc toa.
Một trang trại năng lượng mặt trời 40 MW ở Hải Nam, Trung Quốc vừa đi vào hoạt động. Đây là trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất hiện nay, hơn cả trang trại năng lượng mặt trời của Úc và Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho người dân trong khu vực.
Ngày 22/5, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) đã trao tặng Ngôi nhà Xanh của Liên Hợp Quốc (GOUNH) Chứng chỉ LOTUS hạng Bạch kim - hạng cao nhất trong hệ thống đánh giá dành cho công trình xây dựng xanh.
Thư viện được thiết kế hoàn toàn “xanh” từ các vật liệu, nguồn năng lượng đến trồng cây xanh trên mái...
Với chất liệu rẻ tiền và công nghệ đơn giản, phương pháp này hứa hẹn một sự đột phá mới trong lĩnh vực năng lượng xanh của tương lai.
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1) cho biết: được xây dựng tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải đều sử dụng công nghệ tuabin ngưng hơi truyền thống, công nghệ đốt than hiện đại, đảm bảo các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, tính ổn định, hiệu suất cao, an toàn và đặc biệt đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường sống do sử dụng các thiết bị xử lý môi trường tiên tiến như hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống khử NOx và SOx.
Lithium là thành phần quan trọng nhất làm nên các loại pin cho các dòng thiết bị thông minh như smartphone, tablet...Cho đến nay, lithium được khai thác chủ yếu các nguồn tự nhiên. Trong một nghiên cứu nhằm tìm kiếm nguồn lithium phục vụ sản xuất dài lâu, các nhà khoa học Đại học Florida hướng đến nguồn lithium từ các loại pin đã qua sử dụng.
Thông thường, pin trong các thiết bị điện tử được thiết kế để phục vụ mục đích sử dụng lâu dài, tuy nhiên đối với các thiết bị chỉ sử dụng một lần, hay sử dụng thoáng qua thì các loại pin hiện nay không còn phù hợp. Vì vậy, các nhà khoa học Đại học Iowa đã phát triển một loại pin cho các dòng thiết bị này, pin sẽ tự hủy khi tiếp xúc với độ ẩm hoặc với nước.
Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->