Môi trường

Chiều 15/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có buổi họp trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Han Jeoung-ae để cùng nhau trao đổi về những chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Giai đoạn 2021 - 2030 được Liên Hợp Quốc xác định là thập niên “Phục hồi các hệ sinh thái”. Mục tiêu và yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đã trở thành nội dung của nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như: Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG), Khung toàn cầu về ĐDSH sau 2020 (GBF), Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới...
Việc phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp giải quyết những thách thức mà hiện nay các hoá chất và chất thải trong các hoạt động phát triển kinh tế gây ra cho con người và môi trường. Đồng thời, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…
Tại Hội thảo trực tuyến với hơn 60 điểm cầu tham vấn các hiệp hội, doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 do Bộ TN&MT phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 14/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.
Trong nỗ lực làm giảm lãng phí thực phẩm, các nhà khoa học Nhật Bản vừa sáng tạo một phương pháp giúp tái chế phế liệu rau quả thành một loại vật liệu xây dựng mới bền chắc hơn bê tông.
Để nhựa không còn là mối đe dọa cho môi trường sống của nhân loại, các nhà khoa học thế giới không ngừng phát minh các công nghệ xử lý rác thải nhựa, cũng như tạo ra loại nhựa mới có khả năng tự phân hủy sinh học.
Nhiều mặt hàng "dây chuyền lạnh" như thực phẩm hoặc thuốc được vận chuyển trong bao bì xốp sử dụng một lần, không thể phân hủy và khó tái chế gây ảnh hưởng không nhỏ cho môi trường.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF kì vọng truy xuất nguồn gốc CO2 từ khâu khai thác mỏ và kim loại đến sản phẩm cuối cùng bằng cách lôi kéo những tập đoàn lớn trong ngành khai khoáng tham gia vào nền tảng công nghệ blockchain.
Cũng như chất dẻo hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhựa rất khó tái chế, có nghĩa là hầu hết nhựa sẽ được chôn lấp hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Để có thể khai thác một cách hiệu quả mỏ đất hiếm Nậm Xe ở Lai Châu, PGS.TS Phan Quang Văn và các cộng sự ở trường Đại học Mỏ Địa Chất, Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Viện Công nghệ Xạ hiếm, Viện Công nghệ mỏ-luyện kim và các đối tác hợp tác thuộc Cộng hòa Liên bang Đức, đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ tuyển nổi kết hợp với tuyển từ.



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->