Phát triển xanh

Các nguồn gen cây trồng sau khi thu thập, đánh giá và lưu giữ sẽ trở thành nguồn nguyên vật liệu cho các chương trình thí nghiệm, chọn tạo giống.Hiện tại, nguồn tài nguyên di truyền có khả năng tái tạo này đã và đang thu hút các nhà khoa học từ các cơ quan nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Thông qua quá trình nghiên cứu nguồn nguyên vật liệu, nhiều giống cây trồng mới được chọn tạo có ưu thếvề chất lượng, có năng suất và tính chống chịu cao. Chính vì thế, nguồn tài nguyên thực vật ngày càng có vị trí quan trọng, là nguồn tài nguyên vô giá với mỗi quốc gia. uy nhiên, vài thập kỷ gần đây, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam đã và đang bị xói mòn nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu, sự thoái hóa của đất và nước, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và giao thông được coi là những tác động có khả năng làm mất đi nhiều nguồn gen thực vật quí Chính vì vậy, điều tra, thu thập và bảo tồn nguồn tài nguyên vô giá này trước khi bị xói mòn là một giải pháp quan trọng trong chiến lược bảo tồn bền vững tài nguyên thực vật.
Biến động sử dụng đất ngoài việc là một động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế thì còn là một trong những nguyên nhân chính làm biến đổi môi trường toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, bao gồm việc chuyển từ đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại xây dựng thành khu dân cư, mở rộng đô thị... Do đó việc xác định được thực trạng, xu hướng biến động, các nguyên nhân và dự báo sự thay đổi sử dụng đất trong tương lai có vai trò rất quan trọng. Một số phương pháp nghiên cứu khác như công nghệ GIS (Geographic Information System) là một công nghệ rất phổ biến hiện nay được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trongcông tác quản lý đất đai. Các nghiên cứu về biến động sử dụng đất thông qua việc ứng dụng công nghệ GIS.
Thời tiết ở Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng bất thường. Vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là chủ đề được quan tâm và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong Thế kỷ 21.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả không những giúp gia đình bạn giảm chi phí tiền điện hàng tháng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo tương lai xanh, vì sự phát triển bền vững của Trái đất.
Ngày 15/3, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến ‘Phát triển năng lượng sinh học Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26’.
Luật BVMT năm 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022 với nhiều điểm mới, đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật trong BVMT, bảo đảm sự phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước... Để triển khai thi hành Luật đảm bảo hiệu quả, kịp thời và đồng bộ, nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền Luật.
Nghiên cứu này áp dụng ADOPTđể xác định thời gian và số người chấp nhận trong cộng đồng khi các nhà nghiên cứu hay cán bộ khuyến nông triển khai một kỹ thuật hay một mô hình nông nghiệp mới, nghiên cứu trường hợp trong mô hình trồng cây hoa atisođỏ tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra tính phù hợp khi áp dụng phương pháp ADOPTcũng như chứng minh vai trò tiềm năng của phương pháp này. Cây hoa atiso đỏ được đưa vào trồng ở xã Phong An từ năm 2017 với diện tích nhỏ. Tuy nhiên, cũng nhờ vào khả năng thích ứng của cây hoa atiso đỏ này mà người dân đã tự ý nhân rộng diện tích trồng. Cây hoa atiso đỏ được xem xét là một cây kinh tế mũi nhọn của xã Phong An trong cơ cấu phát triển nông nghiệp và các sản phẩm từ hoa atiso đang trong kế hoạch trở thành sản phẩm OCOP của huyện Phong Điền.
Câu hỏi đặt ra là thế nào là công nghệ cao (CNC) và làm thế nào để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC không chỉ thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp mà còn đảm bảo được sinh kế của nông dân và sự thịnh vượng của cộng đồng nông thôn, tức là đảm bảo được lợi ích của cả “Tam nông”. Nói một cách khác, làm thế nào để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC một cách bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau? Bài viết này nhằm phân tích tính tất yếu của việc ứng dụng CNC riêng trong lĩnh vực chăn nuôi sau khi phân tích tính hai mặt của chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, từ đó nêu ra một số giải pháp để phát huy lợi thế của việc ứng dụng CNC trong chăn nuôi đồng thời với việc giảm thiểu những rủi ro có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững và bao trùm.
Nghiên cứu được tiến hành trên 7 giống dưa chuột gồm Champ 937, F1Phú Nông 779, Kiếm Đài Loan, Madam 579, CUS 067, CUS 070 và giống đối chứng Chaiyo 578. Thí nghiệm thực hiện ngoài đồng ruộng trong vụ Xuân Hè năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống dưa chuột và xác định được giống dưa chuột phù hợp với điều kiện sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (65 -80 ngày), phù hợp với điều kiện địa phương. Các giống dưa chuột có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng (19,87 tấn/ha) như Kiếm Đài Loan (29,93 tấn/ha), CUS 067 (22,26 tấn/ha), F1Phú Nông 779 (22,60 tấn/ha) và có chất lượng tốt như ruột quả đặc, quả giòn, không bị đắng ở đầu quả, vỏ quả màu xanh đến xanh đậm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Từ khóa:Giống dưa chuột, Năng suất, Chất lượng, Sinh trưởng phát triển.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu suất của đất ngập nước (ĐNN) nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang (HSSF) và phương đứng (VF) có vật liệu nền là xỉ than tổ ong và trồng cỏ voi. Thí nghiệm được tiến hành trên mô hình phòng thí nghiệm với lưu lượng nạp của nước thải sinh họat là 85 lít/ngày. Tải lượng nạp BOD5, COD, TN, TP vào mô hình lần lượt là 7,47 g/m2.ngày, 3,17 g/m2.ngày, 1,43 g/m2.ngày, 0,12 g/m2.ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm sau xử lý giảm đáng kể và đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT trong cả hai mô hình HSSFCW và VFCW. Hiệu suất xửlý của HSSFCW và VFCW đối với các chỉ tiêu lần lượt là SS: 88,7% và 92,4%; BOD5: 95,3% và 92,6%; COD: 94,3% và 92,6%; TN: 54,1% và 47,5%; N-NO3-: 38,4% và 33,6%; TP: 73,5% và 63,2%; P-PO43-: 87,6% và 59,7%. Nhìn chung, mô hình HSSFCW có hiệu suất loại bỏ các chất ô nhiễm tương đối cao hơn mô hình VFCW, ngoại trừ chỉ tiêu SS. Cỏ voi phát triển tốt và cho sinh khối cao trong thí nghiệm. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy xít than tổ ong có thể tái sử dụng làm chất nền trong ĐNN nhân tạo dòng chảy ngầm. Bên cạnh đó, cỏ voi có thể trồng trong hệt hống ĐNN dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt.
Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->