Giải pháp

Biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những thách thức lớn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu đã được xác định là do sự gia tăng nhanh chóng của các khí nhà kính, trong đó khí CO2 được coi là khí gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng nhất do được phát sinh từ hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Để giảm lượng khí thải này, lựa chọn khả thi nhất hiện nay là sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời.
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Các kỹ sư tại MIT và Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) đã thiết kế một động cơ nhiệt không có bộ phận chuyển động. Các cuộc thử nghiệm cho thấy nó chuyển nhiệt thành điện với hiệu suất hơn 40% - tốt hơn so với các tuabin hơi nước truyền thống. Các nhà nghiên cứu cho biết thiết kế này một ngày nào đó có thể tạo ra một lưới điện khử cacbon hoàn toàn.
Năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, nhưng nó vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố thời tiết. Để ổn định hệ thống điện và giảm sự không ổn định từ nguồn điện mặt trời, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển phần mềm dự báo công suất của các tấm pin mặt trời bằng trí tuệ nhân tạo. Sáng tạo này thể hiện khả năng đối phó với thực tế của sinh viên Thủ đô.
Thực hiện "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-1-2006, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai và đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nhiều lĩnh vực, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, để ứng dụng này đến gần hơn với cuộc sống, Việt Nam cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò của năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường carbon và hàm ý chính sách với Việt Nam".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, trong vài ngày tới, sau khi hoàn tất nối lưới và thử nghiệm, 5 dự án năng lượng tái tạo sẽ bắt đầu phát điện thương mại với tổng công suất 303 MW.
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, việc tận dụng năng lượng mặt trời dồi dào ở các tỉnh phía Nam bằng những dự án điện mặt trời mái nhà được nhắc đến nhiều hơn. Tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp gặp thuận lợi thì việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở trụ sở cơ quan nhà nước và nhà dân ở các tỉnh phía Nam lại đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần sớm có giải pháp gỡ vướng...
Cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết ngày 7-6, có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại, trong đó có 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472 MW đã hoàn thành thủ tục chương trình thí nghiệm, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và sau buổi làm việc gần đây nhất giữa các đơn vị liên quan, cuối ngày 25-5, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo khẩn trương giải quyết các vướng mắc hiện nay để sớm đưa các nhà máy điện gió, điện mặt trời vào vận hành, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.







© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->