Phát triển xanh

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (ESP) phối hợp với Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về “Xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydrogen xanh trên thế giới, định hướng phát triển tại Việt Nam” trong khuôn khổ dự án PtX Outreach do Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức (BMMWK) tài trợ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 22/11/2023 thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu đã đề ra, lượng phát thải cac-bon toàn cầu cần đạt đỉnh vào năm 2025 và sau đó giảm 50% vào cuối thập kỷ này. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Rõ ràng, hành động cấp bách và giải pháp lúc này là: Thế giới cần tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo và gia tăng mạnh mẽ về mức đầu tư (lên đến 5,7 nghìn tỷ USD mỗi năm cho tới 2030) để đạt mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C (theo Thỏa thuận Paris).
Ngày 13/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai Ban chỉ đạo các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Công ty Corio thuộc Tập đoàn Macquarie đã đề xuất triển khai dự án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị (trực tiếp và trực tuyến với các địa phương) triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số: 165/QĐ-TTg ngày 7/2/2024).
Thực hiện lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du.
Bất chấp triển vọng ảm đạm về than, các quốc gia có quy mô nguồn điện than lớn vẫn đang tăng cường nỗ lực phát triển công nghệ, đổi mới khả năng vận hành nhằm cải thiện tác động môi trường, hiệu quả, tính linh hoạt và chi phí của điện than. Dưới đây là kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ - ba quốc gia có lượng phát thải lớn nhất thế giới, vừa được Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật, hy vọng sẽ hữu ích cho ngành điện than của Việt Nam chúng ta.
Sáng ngày 5/3/2024, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia (tại TP. Melbourne), dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, các bộ, ngành Việt Nam và Australia, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) Đinh Quốc Lâm và Giám đốc phụ trách khu vực châu Úc (Công ty Corio Generation) Penny Pickett đã ký kết, trao biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Ngày 26/2/2024, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng cung cấp 90MWp tấm quang điện (giai đoạn 1 là 45MWp) giữa DAT Group, SPower và LONGi. Sự hợp tác này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng theo hướng xanh, bền vững tại, đồng thời phản ánh rõ nét nỗ lực của DAT Group, SPower và LONGi trong việc đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net zero carbon vào năm 2050.
Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->