Nghiên cứu
[ Đăng ngày (27/03/2025) ]
|
Nghiên cứu đột phá về bệnh loãng xương
|
|
Nghiên cứu mang tính đột phá, được công bố trên tạp chí khoa học của Hong Xue đã phân tích dữ liệu trong hơn 15 năm để làm sáng tỏ xu hướng mắc bệnh và chẩn đoán bệnh loãng xương.
|
Loãng xương là một bệnh mãn tính gây ra do khối lượng xương thấp và thoái hóa của mô xương, dẫn đến xương trở nên giòn và dễ gãy, đặc biệt là ở những vùng như hông, cột sống và cổ tay. Đây thường được gọi là "bệnh thầm lặng" vì người bệnh không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương. Bệnh này chủ yếu phổ biến ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ sau mãn kinh, do sự thay đổi nồng độ hormone ảnh hưởng đến mật độ xương.
Từ năm 2005 đến 2018, nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tổng số người mắc bệnh loãng xương tại Hoa Kỳ, ảnh hưởng tới mọi nhóm tuổi ngoại trừ những người từ 80 tuổi trở lên. Đáng lưu ý, phụ nữ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương được chẩn đoán cao nhất. Tuy nhiên, gần 70% người mắc bệnh loãng xương vẫn chưa được chẩn đoán, chủ yếu là nam giới, những người Mỹ gốc Mexico và các đối tượng trong độ tuổi 50-59. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về tình trạng này ở các nhóm dân cư khác nhau.
Nghiên cứu này không chỉ là công trình đầu tiên đánh giá xu hướng loãng xương chưa được chẩn đoán theo thời gian mà còn theo giới tính, dân tộc/chủng tộc và nhóm tuổi. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe chủ động cho xương, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao nhưng ít được chú ý. Việc thúc đẩy các biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh loãng xương trong cộng đồng. |
nhahuy
Theo https://scitechdaily.com |