Ảnh minh họa: Internet
Đối với nghề nuôi động vật thủy sản, mật độ nuôi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, cũng như năng suất nuôi và hiệu quả kinh tế. Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mật nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của một số đối tượng thủy sản được công bố. Ví dụ như, ở cá lăng (Mystus wyckii) nuôi trong giai đặt trong ao đã đạt tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất ở mật độ 300 con/m2 (Trần, 2006). Bên cạnh đó, thức ăn để nuôi cá cũng chiếm tỷ lệ cao từ 50-80% trong tổng chi phí nuôi (Trần & Nguyễn, 2014). Trong khẩu phần ăn thì hàm lượng đạm trong thức ăn đã được chứng minh là một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển của cá (Julio & cs., 1992). Nghiên cứu trên các loài cá khác nhau cho thấy, khi cho cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ăn thức ăn có hàm lượng đạm tăng dần thì tăng trưởng của cá sẽ tăng theo; tuy nhiên, nếu hàm lượng đạm tăng quá cao thì sẽ làm giảm tăng trưởng (Wimol & cs., 1996). Hiện nay, cá chốt trắng (Mystus planiceps) là một loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao và đang là đối tượng thủy sản tiềm năng để phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do cá có khả năng sống được trong nhiều môi trường khó khăn về con giống cũng như các nghiên cứu về mật độ, loại thức ăn và khẩu phần thức ăn phù hợp trong quá trình nuôi loài cá này, đặc biệt là giai đoạn từ cá hương nuôi lên cá giống (từ 30 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi). Vì vậy, hiện nay, nghiên cứu tìm ra loại thức ăn có hàm lượng đạm phù hợp và mật độ nuôi thích hợp cho tăng trưởng, tỷ lệ sống cao nhằm phục vụ nhu cầu nuôi cá chốt trắng từ giai đoạn cá hương lên cá giống là vấn đề vô cùng cần thiết.
Theo ghi nhận, trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ ương nuôi cũng như độ đạm trong thức ăn ảnh hưởng đến tăng về ảnh hưởng của các mức độ đạm khác nhau trong khẩu phần ăn đến tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của cá da trơn giống (Heterobranchus longifilis) đã được thực hiện. Năm nghiệm thức gồm 25%, 30%, 35%, 40% và 45% đạm trong thức ăn đã được áp dụng và đánh giá. Kết quả cho thấy, 25% đạm là giới hạn để đảm bảo tăng trưởng cho cá. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng và sự chuyển hóa nitơ tăng dần theo độ đạm trong khẩu phần ăn và tăng tối đa ở nghiệm thức 40% đạm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về FCR, hiệu quả protein (PER), tốc độ tăng trưởng (SGR), tăng trọng hàng ngày (DGW) và lượng thức ăn cá ăn vào hàng ngày giữa cá ăn 30% đạm và 35% đạm. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, hàm lượng chất béo và đạm trong cơ thể cá khác nhau giữa các nghiệm thức (Otchoumou & cs., 2012).
Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất, sản lượng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasius hypophthalmus) cũng được đánh giá khi nuôi trong bể xi măng. Ba nghiệm thức về mật độ được áp dụng trong thí nghiệm là 100 (T1), 150 (T2) và 200 (T3) cá bột/bể (15x6x3 feet). Sau 90 ngày ương, tăng trưởng cao nhất của cá ghi nhận được trong T1 (27,5±2,5 g) tiếp theo là T2 (22,4±2,8 g); trong khi cá ở T3 (18,2±3,5 g) có tăng trưởng nhỏ nhất. Hệ số FCR ghi nhận được lần lượt là 1,0, 1,02 và 1,05 ở T1, T2 và T3 nhưng không khác biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của các bị ảnh hưởng lớn bởi mật độ ương và nó khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức. Theo đó, tỷ lệ sống cao nhất (100%) ở T1, tiếp theo là T2 (96%) và T3 (90%) (Malik & cs., 2014).
Nhân tố độ đạm trong thức ăn ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của cá chốt trắng mạnh mẽ hơn so với nhân tố mật độ nuôi. Các chỉ tiêu tăng trưởng về khối lượng của cá ở NT11 đạt cao nhất (Wf=2.308,9 mg/con; WG=1.592,7 mg/con; DWG=22,8 mg/con/ngày); và các chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài của cá ở NT11 cũng đạt cao nhất (Lf=58,1 mm/con; LG=24,1 mm/con; DLG=0,344 mm/con/ngày). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống của cá dao động từ 1,9-2,8 và 64,4-71,1% nhưng khác biệt không ý nghĩa giữa các mật độ nuôi (con/m2) khác nhau và giữa các mức độ đạm (%) khác nhau trong thức ăn. Nghiệm thức 11 (mật độ ương 400 con/m2 kết hợp với độ đạm 38% trong thức ăn) sẽ cho hiệu quả cao nhất khi nuôi cá chốt trắng từ giai đoạn cá hương (30 ngày tuổi) lên cá giống (100 ngày tuổi). |