Sinh vật [ Đăng ngày (22/02/2025) ]
Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum scovillei gây bệnh thán thư trên cây ớt ở Lâm Đồng
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra trên nhiều loại cây trồng. Trong đó, ớt là một trong những cây trồng bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng. Ở Việt Nam, Lâm Đồng là một trong những địa điểm trồng ớt nhiều nhất cả nước và bị ảnh hưởng nhiều do bệnh thán thư gây ra. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học được hướng đến trong phòng trừ bệnh hại trên cây trồng vì vừa hiệu quả vừa an toàn. Trong các đối tượng vi sinh vật, vi khuẩn Pseudomonas có nhiều cơ chế đối kháng với các nấm gây bệnh thán thư. Trên cơ sở đó, nghiên cứu phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng đối kháng tốt với nấm Colletotrichum scovillei gây bệnh trên cây ớt ở Lâm Đồng đã được thực hiện.

Bệnh thán thư hay còn gọi là anthracnose do nấm Colletotrichumgây ra (Than, Prihastuti, Phoulivong, Taylor, & Hyde, 2008). Bệnh gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Ở nước ta, ớt là loài cây trồng có giá trị kinh tếcao, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng bị nấm Colletotrichum gây thiệt hại nặng nề về năng suất cũng như chất lượng nông sản. Bệnh thán thư được ghi nhận ở hầu hết các vùng trồng ớt ở nước ta, đặc biệt vào mùa mưa, tỷ lệ bệnh có thể lên tới 70% (Bui &Vo, 2011). Bệnh gây hại ở các giai đoạn, từ giai đoạn cây con, cây trưởng thành và bảo quản sau thu hoạch. Bệnh này có thể làm giảm năng suất từ 10 -80%, gây thiệt hại kinh tế lớn đối với người trồng ớt (Saxena, Raghuwanshi, Gupta, & Singh, 2016). ỞViệt Nam, bệnh gây thiệt hại lên đến 90% ở nhiều vườn nhiễm nặng (Bui & Vo, 2011). Hiện nay, biện pháp sinh học được nghiên cứu rất nhiều trong phòng trừ bệnh hại trên cây trồng vì vừa hiệu quả vừa an toàn. Trong các loài vi sinh vật, Pseudomonaslà tác nhân sinh học đầy tiềm năng với hoạt tính đối kháng nấm bệnh rất tốt nhờ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và không gian, tiết kháng sinh, siderophores, enzyme ly giải và một số độc tố (Suresha, 2005). Đây là chủng vi khuẩn được nghiên  cứu  nhiều  về khả năng đối kháng với các tác nhân gây bệnh trên cây trồng  như: Colletotrichum capsici gây bệnh thán thư trên ớt (Raj, Christopher,& Suji, 2014), Phytophthora capsici gây  bệnh  chết  nhanh  trên  cây  hồ tiêu  (Tran, Nguyen, Nguyen, Le, &Hoang, 2017), Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây đu đủ (Rahman, Kadir, Mahmud, Rahman,& Begum, 2007), Fusarium  solanivà Colletotrichum  gloeosporioides trên cây trồng (Truong & Le, 2020). Hiện nay, do sự thay đổi thời tiết cũng như việc quản lý dịch bệnh không hợp lý có thể dẫn đến các nấm bệnh thay đổi. Năm 2020, nhóm nghiên cứu đã khảo sát các loài nấm Colletotrichum gây bệnh trên cây ớt ở Lâm Đồng. Kết quả cho thấy, Colletotrichum scovillei là loài gây bệnh phổ biến, chiếm 69.23% trong các chủng gây bệnh đã được phân lập, định danh ở Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu “Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn Pseudomonassp. có khả năng đối kháng tốt với nấm Colletotrichum scovillei gây bệnh trên cây ớt ở Lâm Đồng” được thực hiện.

Từ 12 mẫu đất thu thập được, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 19 chủng nghi ngờ là Pseudomonas. Sau khi thực hiện đối kháng với nấm gây bệnh thán thư C. scovillei, 19 chủng vi khuẩn này đều có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh thán thư C. scovillei. Trong đó, chủng LD3.1 có khả năng đối kháng cao nhất. Sau 13 ngày đối kháng, hiệu quả đối kháng đạt 60.78%. Kết quả định danh cho thấy, trình tự gene 16S RNA của LD3.1 có mức tương đồng 100% với vi khuẩn P. putida.

nnttien
Theo Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM, Số 19 (1)/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tập tục tu báo hiếu học làm người vùng Bảy Núi
Mùa hè cũng là lúc cao điểm số đông thanh niên Khmer (đặc biệt là vùng Bảy Núi, An Giang) bắt đầu vào mùa tu báo hiếu. Đây là một tập tục truyền thống lâu đời mang ý nghĩa báo hiếu ông bà, cha mẹ theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer của đồng bào Khmer.







© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->