Cá Ngạnh là loài cá da trơn thuộc bộ Nheo (Siluriformes), họ cá Ngạnh (Cranoglanididae) . Trên thế giĆi, cá Ngạnh phân bố ở Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc Ở Việt Nam, thường bắt gặp cá ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc (sông Hồng, sông Mã, sông Lam) đến khu vực Nam Trung bộ . Giới hạn thấp nhất về phía Nam biết được của loài cá này là sông Trà Khúc - Quảng Ngãi
Nhờ những đặc tính ưu việt của cá Ngạnh như thịt trắng, thơm, có thành phần dinh dưỡng cao, tỷ lệ thịt cá chiếm đến 69,92% khối lượng thân cá, trong đó hàm lượng protein là 17,89%, chất béo là 5,20%, hàm lượng tro là 1,10% (Zhang & cs., 2009) nên cá Ngạnh được đánh giá là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay cá Ngạnh là đối tượng nuôi có triển vọng đang được nghiên cứu kỹ thuật để áp dụng nuôi đại trà tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam ở Trung Quốc cá Ngạnh được nuôi rất phổ biến, cho sản lượng lớn (1.000 tấn/năm) và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao (Zhang & cs., 2009).
Ở Việt Nam, cá Ngạnh được đưa vào nghiên cứu, thử nghiệm cho sinh sản từ năm 2010 (Cao Xuân Dũng, 2010). Việc sinh sản thành công giống cá Ngạnh đã tạo điều kiện cho các địa phương như Nghệ An, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hải Dương... đưa cá vào nuôi trong những năm gần đây (Cao Xuân Dũng, 2010). Bên cạnh đó, nhiề'u cơ sở nuôi cũng đã mở rộng quy mô nuôi thương phẩm, bước đầu đã mang lại hiệu quả, mở ra triển vọng cho việc phát triển nghề nuôi cá Ngạnh quy mô công nghiệp. Điển hình như các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Ninh, Hải Dương đã có nhiều mô hình nuôi cá Ngạnh công nghiệp, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương (Nguyễn Đình Vinh & cs., 2017).
Việc nghiên cứu nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng đã được Trần Ngọc Thư & cs. (2013) thực hiện, với mật độ nuôi 20 con/m3, sử dụng thức ăn hỗn hợp (42% protein), sau 12 tháng nuôi cá đạt khối lượng trung bình 654, ± 52,6 g/con từ kích cỡ cá thả 28,2 ± 4,6 g/con. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Sơn & cs. (2020) cũng cho thấy, có thể sử
dụng thức ăn hỗn hợp (40% protein) để nuôi cá Ngạnh ở mật độ 20 con/m3, sau 12 tháng nuôi, cá đạt khối lượng trung bình 594,6 ± 62,2 g/con từ kích cỡ cá thả 20,5 ± 6,4 g/con. Có thể thấy, việc nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng đã được nghiên cứu thành công, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đạt được còn hạn chế, cá thương phẩm có tỷ lệ mỡ lớn (chiếm 40% khoang bụng), mật độ nuôi (20 con/m3) còn thấp hơn so với mật độ nuôi các loài cá da trơn khác, điển hình như cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus được nuôi trong lồng với mật độ 40 con/m3 (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2014).
Nhằm giải quyết vấn đề trên, việc nghiên cứu mật độ nuôi, hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn phù hợp để nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng trên sông đã được thực hiện, làm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá Ngạnh thương phẩm có hiệu quả, góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản một cách bền vững tại các tỉnh vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ.
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn và mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá Ngạnh (Cranoglanis bouderius) trong giai đoạn nuôi thương phẩm. Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 24,8 ± 3,1 g/con và 21,7 ± 3,4 g/con được sử dụng cho 2 thí nghiệm riêng biệt với 3 mức protein trong thức ăn 30% (TA1), 35% (TA2) và 40% (TA3) và 3 mức mật độ nuôi 20 con (MĐ1), 30 con (MĐ2) và 40 con/m3 (MĐ3). Các lô thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong hệ thống lồng, mỗi lồng có thể tích 100m3 với 3 lần lặp, thời gian nuôi 12 tháng. Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá khi nuôi bằng thức ăn 35% và 40% protein là tương đương và cao hơn so với nuôi cá bằng thức ăn 30% protein, tỷ lệ sống > 80% ở tất cả các thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi ở nghiệm thức 20 con và 30 con/m3 là tương đương và nhanh hơn so với nghiệm thức nuôi 40 con/m3 . Khối lượng cá trung bình đạt từ 580,2-648,6 g/con với tỉ lệ sống ở cả ba mật độ thí nghiệm đều > 80%. Như vậy, nuôi cá Ngạnh trong lồng ở mật độ 30 con/m3 và sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 35% là hiệu quả nhất.
|