Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (15/02/2025) ]
Ứng dụng mô hình CROPWAT tính toán nhu cầu sử dụng nước của một số cây trồng chính tại tỉnh Hưng Yên
Nghiên cứu: “Ứng dụng mô hình CROPWAT tính toán nhu cầu sử dụng nước của một số cây trồng chính tại tỉnh Hưng Yên” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Dung,Vũ Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Đức Hưởng – Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Hưng Yên nằm ở cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, là một trong 7 tỉnh, thành của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tiếp giáp với Tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 93.020ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 56.673ha, chiếm 60,93% tổng diện tích tự nhiên (Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2024). Ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đang

chuyển mạnh theo hướng tăng sản xuất hàng hóa, sản lượng, chất lượng các loại cây trồng chủ lực, có lợi thế" của tỉnh và từng vùng. Cơ cấu sản xuất trong nội ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng tích cực, các cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh gồm lúa, ngô, rau đậu, hoa các loại và các cây ăn quả như nhãn, chuối, vải, cam quýt đem lại giá trị kinh tế cao, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, 2022).

Thực tế" cho thây, yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và cây trong nói riêng đó chính là nước tưới. Theo FAO, tưới nước là yếu tố quyết định hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu, đóng vai trò điều tiết chất dinh dưỡng, độ thoáng khí, vi sinh vật trong đất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Cây trồng được tưới thì năng suất sẽ tăng lên (Subba & cs.,

2015; Ngo Thi Dung & cs., 2016). Vì vậy, đảm bảo đủ lượng nước tưới, tưới nước đúng thời điểm là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, nguồn nước tưới cũng như nhu cầu nước của cây trong phụ thuộc rất lớn vào yếu tố khí hậu (Sufen & cs., 2008). Theo quy hoạch phòng chống thiên tai và thuỷ lợi (giai đoạn 2021­2030, tầm nhìn đến 2050), nhu cầu nước cho vùng Đồng bằng Bắc bộ sẽ thiếu khoảng 2,1 tỷ m3 đến 8,5 tỷ m3. Tình trạng thiếu nước tại các vùng chủ yếu tập trung vào mùa khô, do điều kiện khí hậu khô hạn có xu hướng tăng, nhu cầu trong tương lai tăng, việc hạ thấp mực nước trên sông Hồng ảnh hưởng đến khả năng lấy nước vào các hệ thống thủy lợi ngày càng nghiêm trọng (Hoàng Văn Thắng, 2024). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tỉnh Hưng Yên do các sông ngòi trong nội đong tỉnh nằm trong hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải - hệ thống tưới tự chảy lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này lấy nước từ sông Hồng (chủ yếu từ cống Xuân Quan) cấp nước tưới canh tác nông nghiệp của tỉnh. Do đó, tính toán nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng là rất cần thiết góp phần xây dựng kế hoạch cấp nước ứng phó với tình trạng thiếu nước đang ngày gia tăng.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều công cụ, phần mềm, mô hình tính toán nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng đã được xây dựng như: CROPWAT, SWAT, AquaCrop, DAISY. Trong đó, CROPWAT 8.0 là công cụ hỗ trợ được phát triển bởi Phòng phát triển nghiên cứu Nước và Đất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới) và mô hình CROPWAT 8.0 đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất (Bouraima cs., 2015; Surendran & cs., 2015; Nguyễn Thị Ngọc Quyên & cs., 2023). Mục đích của nghiên cứu này là tính toán nhu cầu sử dụng nước cho một số cây trong chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bằng mô hình CROPWAT 8.0.

Các cây trong chính trên địa bàn tỉnh gồm: lúa, ngô, cam quýt, nhãn, chuôi, vải. Năm 2023, tổng diện tích gieo trồng của các loại cây trồng chính trên là 64.115,22ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa chiếm phần lớn, đạt 50.300ha. Tổng lượng mưa năm 2023 chỉ đạt 1.212,8mm thấp hơn nhiều so với các năm trước đó và trung bình trong giai đoạn 2013-2023 (năm 2022 là 2.518,8mm; năm 2021 là 2.143,5mm; trung bình giai đoạn 2013-2023 là 1.727,2mm). Tháng 7/2023 là tháng chính giữa mùa mưa nhưng lượng mưa của tháng khá thấp chỉ đạt 76,9 mm (tháng 7/2022 là 316,8mm; tháng 7/2021 là 311,4mm; tháng 7 trong trung bình giai đoạn 2013-2023 là 227,3mm).

Tổng nhu cầu nước của các cây trồng chính trên địa bàn tỉnh năm 2023 khoảng 224,894 triệu m3. Nhóm cây hằng năm có nhu cầu nước là 189,959 triệu m3, trong đó cây lúa có nhu cầu nước lớn nhất đạt 186,448 triệu m3, chiếm 82,9%. Tổng nhu cầu nước của các cây ăn quả vào khoảng 34,976 triệu m3, trong đó cây nhãn có nhu cầu nước cao nhất.

Phân theo địa phương thì huyện Ân Thi có nhu cầu nước đạt cao nhất là 53,129 triệu m3/năm (23,6%), huyện Văn Giang thấp nhất là 1,515 triệu m3/năm. Các địa phương còn lại thì nhu cầu nước trong khoảng từ 9,838-32,209 triệu m3/năm.

Các kết quả nghiên cứu trên được kỳ vọng góp phần cung cấp cơ sở để tỉnh Hưng Yên có kế hoạch tưới phù hợp với cây trong cũng như phục vụ cho công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện; lập kế" hoạch sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trong, bố trí mùa vụ, tính toán phân bổ nguồn nước phù hợp với mục tiêu phát triển của các địa phương, ứng phó với điều kiện nguồn nước đang ngày càng khan hiếm.

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam số 1/2025
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->